admin

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng ban quản lý khu Kinh tế Đông Nam, Nghệ An sẽ có cụm cảng Quốc tế ở Cửa Lò gồm 4 cảng chứ không chỉ có cảng quốc tế Vissai.

Hiện nay ngoài cảng Cửa Lò là cảng quốc tế đầu tiên đã đi vào khai thác hàng chục năm nay thì các cảng còn lại đang tích cực triển khai thi công để sớm hoàn thành. 

Quy hoạch cụm cảng quốc tế ở Cửa Lò. Phần xanh lam là phần khai thác cho luồng tàu.  Ảnh: Trân Châu (chụp lại)
Quy hoạch cụm cảng quốc tế ở Cửa Lò. Phần xanh lam là phần khai thác cho luồng tàu.  Ảnh: Trân Châu (chụp lại)

Cảng Cửa Lò được phê duyệt qui hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 37/2016, với tính chất chức năng là khu bến cảng tổng hợp, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung Bộ, một phần hàng quá cảnh của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Tổng diện tích qui hoạch của cảng Cửa Lò 450 ha. Cảng có 6 bến tất cả, trong đó có 4 bến đã đi vào khai thác. Hiện Công ty CP đầu tư xây dựng Tuấn Lộc đang thực hiện dự án đầu tư bến số 5, số 6 và khoảng cuối năm 2017 sẽ hoàn thành. 

Xếp dỡ hàng hóa container ở cảng Cửa Lò. Ảnh: Châu Lan
Xếp dỡ hàng hóa container ở cảng Cửa Lò. Ảnh: Châu Lan

Cảng quốc tế thứ 2 là cảng nước sâu Cửa Lò. Đây là cảng phía Bắc cảng Cửa Lò do công ty CP đầu tư phát triển vận tải quốc tế (ITID) đầu tư, diện tích 750 ha, hiện chưa triển khai xây dựng.

Cảng quốc tế thứ 3 là cảng Vissai phục vụ vận chuyển hàng của tập đoàn The Vissai, sẽ đón đội tàu 3000- 70.000 DW, phục vụ vận chuyển 9 triệu tấn xi măng của tập đoàn này vào năm 2020 là 15.4 triệu tấn/năm vào năm 2030. Hiện chủ đầu tư chuẩn bị làm lễ công bố cảng quốc tế vào ngày 21/10/2017.

Cảng biển Vissai bao gồm 2 khu bến: Khu bến Quốc tế và Khu bến nội địa. Trong đó khu bến quốc tế gồm 3 bến đón nhận đội tàu từ 30.000÷70.000DWT. Khu bến nội địa gồm 7 bến đón nhận đội tàu từ 3000÷10.000DWT. 

a
Cảng biển quốc tế Vissai ở Nghi Thiết – Nghi Lộc. Ảnh: Nguyên Sơn

Cảng thứ 4 là Cảng quốc tế xăng dầu ĐKC gắn với tổng kho xăng dầu ĐKC do Công ty CP Thiên Minh Đức làm chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh qui hoạch tại Quyết định số 126/2016.

Cảng ĐKC là bến cảng chuyên dùng phục vụ xuất nhập khẩu xăng dầu cho tàu từ 3.000DWT ÷49.000DWT. Bến cảng xăng dầu ĐKC có mặt bằng dạng bến xa bờ, kết nối với tổng kho xăng dầu bằng cầu dẫn rộng 5,6m, dài 1.608m. Kết cấu bến dạng trụ cập bao gồm các sàn công nghệ, trụ va, trụ neo.

Về tiến độ xây dựng, bà Chu Thị Thành, đại diện nhà đầu tư cho biết: Bến cập tàu 49.000DWT: Hoàn thiện sàn công tác, 01/04 trụ va, thi công xong phần đóng cọc trụ neo, đang tiến hành thi công phần thân. Đối với bến cập tàu 5.000DWT hiện thi công xong phần đóng cọc trụ va, sàn công tác, đang tiến hành thi công các phần việc còn lại.Còn cầu dẫn hiện đang thi công đóng cọc.

Về tiến độ hoàn thành cảng DKC:  Bến cập tàu 49.000DWT dự kiến nhà đầu tư bàn giao ngày 20/12/2017; Bến cập tàu 5.000DWT dự kiến bàn giao vào  ngày 10/12/2017.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và bão số 10 nên một số hạng mục công trình của các cảng biển đang phải thi công lại, làm chậm tiến độ đã đề ra.

 

19/10/2017
VIETSUN FORTUNE

Nghệ An có 4 cảng biển quốc tế

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng ban quản lý khu Kinh tế Đông Nam, Nghệ An sẽ có cụm cảng Quốc tế ở Cửa Lò gồm […]
19/10/2017

Cảng Đà Nẵng có thể đạt sản lượng 8,5 triệu tấn

Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng năm 2017 đạt khoảng 8-8,5 triệu tấn, tăng 5-10% so với kế hoạch năm.   Sản […]
18/10/2017

Bán cổ phần tại 2 công ty mới toanh, Gemadept thu về nghìn tỷ

CTCP Gemadept (GMD) vừa thông báo đã ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại các công ty con và khoản đầu tư tài chính.   […]
18/10/2017
logistic cost

Ông lớn Vinalines lột xác như thế nào trước khi lên sàn?

TP – Việc tái cấu trúc thành công đã giúp Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) gia tăng lợi nhuận từ 2-3 lần/năm. Kết […]