vận tải biển

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2018, CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (MCK: NOS) tiếp tục lỗ ròng 140 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên mức 3.697 tỷ đồng.

 

NOS tiếp tục lỗ ròng 140 tỷ đồng trong quý 1/2018.

NOS tiếp tục lỗ ròng 140 tỷ đồng trong quý 1/2018.

Quý 1/2018, NOS ghi nhận doanh thu đạt trên 75 tỷ đồng, tăng vọt so với con số 23 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, giá vốn hàng bán tăng tương ứng và vượt quá doanh thu trong kỳ, khiến lợi nhuận gộp của Công ty âm 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước cũng ghi nhận âm 13,3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty còn phải chịu chi phí lãi vay gần 18 tỷ đồng, giảm phần nửa so với cùng kỳ và khoản chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 4 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận khác trong quý này ghi lỗ tới hơn 103 tỷ đồng.

Theo đó, công ty chịu lỗ ròng hơn 140 tỷ đồng, tiếp nối chuỗi ngày kinh doanh thua lỗ từ năm 2012 tới nay. Tính tới cuối quý 1, lỗ lũy kế của Công ty đã lên mức 3.697 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 200 tỷ đồng, nghĩa là đã âm 3.438 tỷ đồng.

Kết thúc quý 1, tổng tài sản của Công ty đạt 1.518 tỷ đồng, giảm gần 10% so với đầu năm. Hiện tại, NOS đang vay nợ tới gần 3.000 tỷ đồng, trong đó vay nợ dài hạn chiếm 2.152 tỷ đồng.

Còn nhớ, giữa năm ngoái, các cổ đông đã thông qua việc đổi tên công ty thành CTCP Vận tải Biển Phương Đông, với tên viết tắt là OSCO. Công ty cho biết việc đổi tên là nhằm tạo thuận lợi cho quá trình kết nối với các đối tác, khách hàng khi giao dịch và kinh doanh theo hướng phát triển mới của công ty trong giai đoạn mới… Các đối tác của công ty cũng thống nhất cao với công ty, nếu đổi tên, họ sẵn sàng hợp tác, khoanh nợ, xóa nợ và đầu tư.

Trước đó, theo BCTC hợp nhất năm 2017 của NOS, doanh thu thuần trong năm ghi nhận 137 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,2% so với năm trước. Giá vốn hàng bán trong năm cũng cao hơn cả doanh thu, khiến công ty bị lỗ gộp 39 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ gần 120 tỷ của năm trước. Theo đó, Công ty lỗ ròng hơn 158 tỷ đồng, trong khi năm 2016 khoản lỗ này lên tới 340 tỷ đồng.

Về hoạt động trong tương lai, công ty cho biết sẽ cố gắng phối hợp với các ngân hàng tìm cách xóa nợ, cơ cấu lại nợ, đồng thời bán tàu để cải thiện tình hình tài chính của công ty, xóa lỗ lũy kế. Về đầu tư đa ngành nghề, công ty sẽ cân nhắc việc mở rộng ngành nghề SXKD có liên quan như dịch vụ logistics.

NOS vốn là công ty con của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines. Năm 2015, Vinalines đã bán bớt 2% vốn tại Nosco, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 49%, qua đó NOS từ công ty con trở thành công ty liên kết. Động thái này giúp cho Vinalines không còn tiếp tục phải gánh lỗ từ NOS.

NOS từng là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển có tên tuổi, tuy nhiên sự suy giảm của thị trường vận tải biển từ cuối năm 2008 đến nay đã khiến công ty gặp nhiều khó khăn. Giá cước sụt giảm đến 90%, nguồn hàng khan hiếm.

Đội tàu rơi vào tình trạng nguồn thu không đủ bù đắp chi phí thiết yếu cho đội tàu như: tiền lương, bảo hiểm, nhiên liệu, vật tư, sửa chữa…Kết quả là NOS đã ngập trong nợ nần, thua lỗ suốt từ 2012 cho đến nay.

Hiện tại, cổ phiếu NOS đang nằm trên sàn UPCoM với giá chỉ 600 đồng/cp. Gần như không có giao dịch nào phát sinh trong quý vừa qua.

05/05/2018

NOS tiếp tục lỗ ròng 140 tỷ đồng

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2018, CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (MCK: NOS) tiếp tục lỗ ròng 140 tỷ đồng, nâng lỗ […]
27/04/2018
logo

Đội tàu nội “xuất cảnh” tìm kiếm thị trường ngoại

Đường thủy đang nỗ lực đưa hàng hóa qua biên giới, để đội tàu thủy không chỉ bị bó hẹp trong nội địa mà tìm kiếm […]
27/04/2018
logo

Hàng container qua Cảng Cửa Lò tăng 13%

Đá trắng, gỗ dăm, than, kaly… qua Cảng Cửa Lò tăng nên hàng hóa thông qua cảng nhất là hàng container trong 4 tháng đầu năm […]
19/04/2018
dantri

Vinalines lên kế hoạch bán tàu, phá sản, giải thể hàng loạt công ty con

Dân trí Trong kế hoạch thanh lý tàu năm 2018 của Vinalines có những tàu còn rất trẻ, như Vinalines Ruby mới được đóng năm 2012. […]