vận chuyển

Theo Cục Hàng hải VN, việc đề xuất cho các tàu treo cờ quốc tịch nước ngoài được vận tải nội địa chỉ là chuyện “vạn bất đắc dĩ” khi tàu nội không đủ năng lực chuyên chở.

 

13

Nhu cầu vận tải khí hoá lỏng nội địa tăng khoảng 20 – 25% trong khi khoảng 5 năm trở lại đây, đội tàu quốc tịch Việt Nam không được đầu tư thêm nên không đáp ứng đủ nhu cầu vận tải

Liên tục xin cấp phép vận tải nội địa cho tàu ngoại

Theo thông tin của Báo Giao thông, cuối tháng 9, Cục Hàng hải VN đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT cấp Giấy phép vận tải nội địa cho tàu NACC ITACA trong vòng một năm trên tuyến từ Cảng nhà máy Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam tại Hòn Chông (Kiên Giang) đến Cảng phân phối của Công ty tại Cát Lái (TP.HCM).

Ngay trước đó vài ngày, Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN Bùi Thiên Thu cũng đã ký văn bản đề nghị Bộ GTVT gia hạn Giấy phép vận tải nội địa cho tàu Gas Stellar thuộc sở hữu của CTCP Dầu khí Fgas 6 tháng (từ 6/11/2017 – 6/5/2018) trên tuyến Quảng Ngãi – Hải Phòng – Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Nam – Đà Nẵng – Phú Yên – Cam Ranh – Đồng Nai – TP HCM – Vũng Tàu – Long An – Cần Thơ. Trước đó, tàu Gas Stella chuyên chở khí hóa lỏng đã được cấp phép vận tải nội địa 6 tháng, từ 5/5 – 5/11/2017.

Thống kê cho thấy đến thời điểm này, có không dưới 20 tàu treo cờ nước ngoài đang được cấp phép vận tải nội địa. Số lượng tàu không nhỏ này cộng với những đề nghị cấp phép vận tải nội địa liên tục từ phía cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khiến nhiều người lo ngại ảnh hưởng đến quyền bảo hộ vận tải nội địa vốn là thông lệ quốc tế, đã được quy định rõ tại Bộ luật Hàng hải.

Về những đề xuất này, một chủ tàu nhiều năm kinh nghiệm cho biết, thông thường các tàu nước ngoài xin vận tải nội địa đều là những tàu container hoặc tàu hàng khô chứ không mấy khi là tàu chở dầu.

“Khá nhiều tàu chở dầu của ta khi xin chở dầu cho các nhà máy trong nước rất khó khăn, đều phải “dạt ra” nước ngoài thì sao lại phát sinh nhu cầu với tàu nước ngoài được?”, vị này băn khoăn.

Đồng quan điểm, phía Hiệp hội Chủ tàu VN cũng cho rằng, tàu chở khí hóa lỏng LPG trong nước có khoảng 13 – 14 chiếc, trong khi nhu cầu vận chuyển trước mắt cũng không tăng.

Tàu nội không đủ khả năng mới cấp phép cho tàu ngoại

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trịnh Thế Cường – Trưởng phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải VN) cho biết: Những tàu nước ngoài được cấp phép vận tải tuyến nội địa hiện tại đều là tàu mang cờ nước ngoài của các chủ tàu trong nước như: CTCP Gemadept, Công ty Vận tải biển container Vinalines, CTCP Hàng hải Đông Đô, CTCP vận tải và thương mại quốc tế, CTCP Dầu khí Fgas…

“Do tàu thế hệ mới rất đắt, DN trong nước không đủ tiền mua mới nên phải mua tàu cũ mang cờ nước ngoài. Cục Hàng hải đã dừng cấp phép vận tải nội địa cho các tàu mang cờ nước ngoài của DN vận tải biển nước ngoài nhiều năm nay, những tàu được cấp phép đều của các chủ tàu trong nước. Chạy nội địa giá cước rất thấp, khi hợp đồng cho thuê định hạn nước ngoài hết, các DN này xin cấp phép vài tháng tuyến nội địa để chạy gối đầu, giúp giảm khó khăn”, ông Cường nói thêm.

Về 2 tàu NACC ITACA và tàu Gas Stellar mới đề xuất cấp phép, phía Cục Hàng hải VN cho biết, theo báo cáo của doanh nghiệp trong nước, nhu cầu tiêu thụ LPG trong nước khoảng 1,5- 1,7 triệu tấn/năm, tăng trung bình 10 – 15%/năm. Các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn dự kiến sẽ có sản lượng tăng mạnh mỗi năm. Do đó, nhu cầu vận tải khí hoá lỏng nội địa tăng khoảng 20 – 25% trong khi khoảng 5 năm trở lại đây, đội tàu quốc tịch Việt Nam không được đầu tư tăng thêm nên không đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, các DN thống nhất kiến nghị lộ trình cấp phép cho tàu nước ngoài được vận tải nội địa đến năm 2020 để có thời gian lên kế hoạch đầu tư tàu mang cờ quốc tịch VN thay thế tàu dầu nước ngoài.

“Đề nghị gia hạn cấp phép cho tàu Gas Stellar thêm 6 tháng cũng là để đảm bảo kế hoạch vận chuyển khí hoá lỏng cho nhà máy Dung Quất và kho chứa được ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước”, đại diện Cục Hàng hải VN nói.

Tương tự, với tàu NACC ITACA, đây là tàu chở xi măng rời, trọng tải 7.700 tấn. Cục Hàng hải VN thẩm định trên cơ sở đề xuất của Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam để vận chuyển xi măng nội địa giữa 2 cảng chuyên dùng nội bộ của nhà máy. Tàu NACC ITACA có thông số kỹ thuật và thiết kế phù hợp với cảng chuyên dùng, hệ thống bơm tải hàng đáp ứng yêu cầu mà hiện tàu Việt Nam chưa có.

Hơn nữa, hiện Việt Nam chỉ có 3 tàu mang cờ quốc tịch vận tải chuyên dụng xi măng rời nhưng đều thuộc Công ty Xi măng Nghi Sơn và chỉ chuyên vận tải hàng hoá nội bộ cho nhà máy của công ty này.

Khẳng định quyền vận tải nội địa đã và vẫn luôn được bảo hộ tối đa để đảm bảo quyền lợi cho các chủ tàu trong nước, ông Cường thông tin: Thông tư 50/2016 của Bộ GTVT quy định rõ chỉ cấp phép cho tàu nước ngoài vận tải nội địa khi “tàu Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển trong các trường hợp vận chuyển hàng hoá siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hoá khác bằng tàu biển chuyên dùng; Giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lý bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển”.

19/10/2017
logo

Vì sao tàu “ngoại” vẫn chạy tuyến nội địa?

Theo Cục Hàng hải VN, việc đề xuất cho các tàu treo cờ quốc tịch nước ngoài được vận tải nội địa chỉ là chuyện “vạn […]
18/10/2017

Bán cổ phần tại 2 công ty mới toanh, Gemadept thu về nghìn tỷ

CTCP Gemadept (GMD) vừa thông báo đã ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại các công ty con và khoản đầu tư tài chính.   […]
18/10/2017
logistic cost

Ông lớn Vinalines lột xác như thế nào trước khi lên sàn?

TP – Việc tái cấu trúc thành công đã giúp Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) gia tăng lợi nhuận từ 2-3 lần/năm. Kết […]
18/10/2017
vận tải biển

Cuộc đua cảng quốc tế ở khu vực phía Nam: Cạnh tranh hay hợp tác?

Tại Việt Nam, thương mại quốc tế đã và đang tăng lên nhanh chóng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và bình thường hóa […]