Tổng công ty Hàng hải VN tiếp tục ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn lớn của Nhật Bản đẩy mạnh phát triển lĩnh vực logistics…
Keyword đầu tiên có dấu

 

Đại diện VIMC và Tập đoàn Suzue ký kết hợp đồng liên doanh trước sự chứng kiến của quan chức hai nước Việt Nam và Nhật Bản

Tổng công ty Hàng hải VN (VIMC – tên viết tắt mới của Tổng công ty sau cổ phần hóa) vừa ký kết hợp đồng liên doanh với Tập đoàn Suzue (Nhật Bản) hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải và logistics tại Hội nghị xúc tiến Đầu tư Việt Nam “Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Nhật Bản vì sự thịnh vượng và tin tưởng lẫn nhau”.

Sự kiện diễn ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và quan chức hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng đến Nhật Bản.

Tại buổi ký kết, ông Takihiro Suzue, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Suzue bày tỏ mong muốn hợp đồng liên doanh sẽ là cơ sở thúc đẩy hợp tác giữa Suzue và VIMC không chỉ trong lĩnh vực logistics mà còn mở rộng trong lĩnh vực vận tải biển – Một trong những thế mạnh của Tổng công ty Hàng hải VN.

Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Q. Tổng giám đốc VIMC cho biết, việc ký kết liên doanh, liên kết với đối tác Nhật Bản nhằm mục tiêu phát triển các dịch vụ cốt lõi của VIMC sau cổ phần hóa là: Cảng biển – Vận tải biển – Dịch vụ hàng hải.

“Trong đó, với lĩnh vực dịch vụ hàng hải, VIMC sẽ phát triển tối đa dịch vụ tích hợp trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống kho, bãi, đội tàu hiện hữu và các cảng nước sâu nhằm cung cấp dịch vụ logistics trọn gói cho khách hàng. Đồng thời, Tổng công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm địa điểm để thực hiện đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng logistics như: ICD, trung tâm phân phối gắn liền với hệ thống cảng và trung tâm kinh tế, tạo thành mối liên kết với các dịch vụ của doanh nghiệp thành viên, giúp Công ty mẹ gia tăng lợi nhuận”, ông Tĩnh cho hay.

Về lĩnh vực vận tải biển, theo ông Tĩnh, giai đoạn sau cổ phần hóa, mục tiêu của VIMC là mở rộng quy mô thị trường, phát triển hợp đồng COA, làm việc với các hãng tàu lớn, các nhà xuất nhập khẩu để đưa hàng hóa xuất nhập khẩu về các DN của Tổng công ty.

“VIMC cũng sẽ tiếp tục hình thành các tuyến vận tải chuyên môn hóa dưới thương hiệu chung: Shipping Lines và Container Lines, thực hiện thuê, thuê mua một số tàu thuộc các size phổ biến khai thác đáp ứng nhu cầu của thị trường, gia tăng thuê tàu ngoài, linh hoạt trong các hình thức khai thác nhằm duy trì tăng trưởng sản lượng, doanh thu”, ông Tĩnh nói.

tham khảo thêm:

Hãng tàu container nội địa VIETSUN

LỊCH TÀU Container nội địa

Dịch vụ vận chuyển đường biển của Vietsun Corporation

 

03/07/2019
logo_baomoi

VIMC “bắt tay” đối tác Nhật Bản đầu tư mạnh vào logistics sau cổ phần hóa

Tổng công ty Hàng hải VN tiếp tục ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn lớn của Nhật Bản đẩy mạnh phát triển lĩnh vực […]
03/07/2019
logo

Hàng hóa qua cảng biển tăng 13%

6 tháng đầu năm 2019, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt gần 309 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018. […]
03/07/2019
logo-VNplus

Cách nào để đội tàu biển giành thị phần và không thua trên sân nhà?

Doanh nghiệp vận tải biển nước ta khó “chen chân” giành lại thị phần vận tải khi phải cạnh tranh với đội tàu thế hệ mới […]
28/06/2019
logo_giaothong

Hàng hải ứng dụng công nghệ hội nhập cách mạng 4.0

Việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong quản lý và thủ tục hành chính của ngành Hàng hải VN mang lại lợi ích lớn cho doanh […]