Tin tức sự kiện

Dù có nhiều giải pháp giảm thiểu số vụ tai nạn hàng hải, tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, số vụ tai nạn hàng hải trong năm 2017 có tỷ lệ 50% liên quan đến tàu biển không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gặp sự cố.
 
Tàu Nam Khánh 26 chở 2280 tấn clike đang bị chìm ở vịnh Quy Nhơn. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)


Dù có nhiều giải pháp giảm thiểu số vụ tai nạn hàng hải, tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, số vụ tai nạn hàng hải trong năm 2017 có tỷ lệ 50% liên quan đến tàu biển không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gặp sự cố.

Theo báo cáo của Cục Hàng hải, năm 2017 toàn quốc đã xảy ra 19 vụ tai nạn hàng hải. So với năm 2016, số vụ tai nạn hàng hải trong năm 2017 giảm 2 vụ (19/21); số người chết và mất tích tăng 7 người (12/5); số người bị thương tăng 4 người.

[Va chạm với tàu hàng, sà lan chở 8 người bị chìm ngoài biển Vũng Tàu]

Đáng chú ý, số vụ tai nạn hàng hải năm 2017 giảm nhưng số vụ tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2017 lại tăng lên 4 vụ so với năm 2016.

Chỉ ra nguyên nhân các vụ tai nạn hàng hải, ông Nguyễn Hoàng, Cục Phó Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, thuyền viên không thực hiện nghiêm túc công tác cảnh giới khi tàu hành trình, hạn chế về trình độ và thiếu kinh nghiệm nên điều động tránh va chưa phù hợp.

Đặc biệt, ngư dân và thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa còn hạn chế về trình độ, không thực hiện việc trực ca khi tàu ở trên biển, thậm chí có trường hợp tàu cá bị đâm chìm nhưng thuyền viên không biết tàu đâm; trang thiết bị trên tàu cá và phương tiện thủy nội địa rất thô sơ nên khó khăn cho tàu biển trong công tác phối hợp tránh va; những phương tiện này khi hành trình trên luồng thường không tuân thủ nội quy cảng biển, thường cắt mũi tàu biển dẫn đến bị đâm va.

“Tình trạng kỹ thuật của tàu biển không đảm bảo yêu cầu, nhiều tàu đang hành trình bị sự cố máy, thủng vỏ nước tràn vào tàu dẫn đến tàu bị mắc cạn hoặc chìm đắm. Đây là một điều hết sức đáng lo ngại trong thời điểm hiện nay khi tỷ lệ chiếm khoảng 50% tổng số vụ tai nạn hàng hải trong năm 2017,” ông Hoàng khẳng định.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp khi tai nạn xảy ra, sau khi tiến hành công tác cứu nạn cho thấy, số lượng người đi trên tàu sai lệch với danh sách thuyền viên khai báo khi làm thủ tục rời cảng. Do đó, theo ông Hoàng, vẫn còn tồn tại hiện tượng gian lận trong việc bố trí thuyền bộ, khai báo hành khách.

Để giảm thiểu và hạn chế tai nạn hàng hải trong năm 2018, Cục Hàng hải Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp như phổ biến, tuyên truyền quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển cho ngư dân, thuyền viên điều khiển phương tiện thủy nội địa; kiểm tra, giám sát tàu biển, kiên quyết không cấp phép rời cảng cho những tàu không đủ điều kiện an toàn.

Cục Hàng hải cũng phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra danh sách thuyền viên, xử lý nghiêm tình trạng gian lận trong việc bố trí thuyền bộ, hành khách trên tàu; nâng cao ý thức thực thi công vụ và ứng dụng hiệu quả hệ thống giám sát tàu biển; nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện thuyền viên…/.

26/12/2017

50% vụ tai nạn hàng hải do tàu biển không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

Dù có nhiều giải pháp giảm thiểu số vụ tai nạn hàng hải, tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, số vụ […]
25/12/2017
index

Bão Tembin đổ bộ vào Nam Bộ với cấp thảm hoạ

TPO – Bão Tembin là cơn bão rất phức tạp, nếu giữ cấp 10-11 hoặc đạt cấp 12 khi đổ bộ thì sẽ là cơn bão […]
25/12/2017

Tâm bão dự kiến vào Cà Mau, TP.HCM trời xám xịt và bắt đầu mưa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong đêm qua, bão số 16 đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và […]
23/12/2017
index

Tiền Giang lên kịch bản sơ tán 40.000 dân tránh bão Tembin

Trước việc bão số 16 sẽ đổ bộ vào tỉnh đầu tuần tới, tối qua lãnh đạo Tiền Giang họp đột xuất lên các phương án […]