Tin tức sự kiện

Theo thống kê mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics VN (VLA), dịch vụ logistics ở VN hiện có quy mô 20 – 22 tỉ USD/năm, chiếm gần 20,9% GDP của cả nước.
Mức thu phí trên cao tốc Bắc – Nam (657 km) là quá cao so mức phí của các cao tốc hiện tại

Ảnh: Nguyễn Tú – Đồ họa: Đông Xuân

 
 Tỷ trọng này ở VN cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu (14%). Trong đó, khâu quan trọng nhất là vận tải chiếm từ 40 – 60% chi phí logistics. Nguyên nhân chính do chúng ta chưa kết nối được hệ thống vận tải đa phương thức, vận chuyển theo đường nào cũng gặp nhiều bất cập.

Phương thức vận chuyển chủ đạo hiện nay là đường bộ chi phí quá cao. Còn theo tính toán của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, ngoài các loại phí cố định, phí cầu đường BOT còn cao hơn cả phí nhiên liệu cho cùng một quãng đường vận chuyển vì các trạm thu phí dày đặc. Ông Nguyễn Văn Chánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, nhận xét: Xung quanh các cửa ngõ của TP.HCM, từ QL1 về Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh hay đi các tỉnh miền Tây đều có các trạm thu phí, đa phần nằm trên các đường độc đạo, gây tốn kém rất nhiều cho DN. Hiện một xe tải phải đóng hơn 17 triệu đồng/năm phí bảo trì đường bộ.
Trong khi đó, đường biển và đường thủy nội địa là 2 phương thức có khối lượng lớn và giá thành thấp nhất trong cơ cấu vận tải, nhưng theo ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải, nghịch lý là hiện nay hễ có sự tham gia của vận tải biển và đường thủy nội địa thì giá thành lại cao do việc kết nối giữa các phương tiện, khai thác vận chuyển giao thông thủy còn nhiều bất cập.
Cụ thể, hàng chuyển về TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai chủ yếu dồn về cảng Cát Lái do giá cước vận tải vào Cát Lái hiện nay rẻ nhất trong khu vực nhờ lợi thế địa hình và thuận tiện trong thủ tục hải quan. Nhưng hàng từ Cát Lái tỏa về Bình Dương, Đồng Nai chủ yếu phải đi bằng đường bộ nên chi phí vận chuyển tăng lên rất nhiều. Các chủ tàu ở Đồng Nai, Long An, Bình Dương cho biết nếu có thể nhận hàng trung chuyển từ cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) thì chi phí sẽ rẻ hơn.
Tuy nhiên, còn nhiều lý do khó khăn như chi phí giao hàng bằng đường bộ trực tiếp từ Đồng Nai đi cảng này tăng gấp đôi, khoảng 5 triệu đồng/container so với 2,4 triệu đồng/container đi Cát Lái, chi phí hun trùng cao hơn 300.000 – 400.000 đồng/container… Bên cạnh đó, các hãng tàu tập trung chủ yếu tại TP.HCM nên khi làm các thủ tục hành chính tại Vũng Tàu phải mất nhiều thời gian di chuyển, thời gian nhận hàng tại cảng thường bị kéo dài, phát sinh chi phí lưu kho bãi…
Trong khi đó phương thức vận tải được đánh giá là hiệu quả tiết kiệm nhất là đường sắt thì hạ tầng hiện đã xuống cấp, tỷ suất đầu tư rất lớn mà khả năng thu hồi vốn lại thấp nên không nhà đầu tư nào quan tâm.
18/10/2018
thanhnienonline

Phí logistics của Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới

Theo thống kê mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics VN (VLA), dịch vụ logistics ở VN hiện có quy mô 20 – 22 tỉ […]
08/10/2018
PLO_logo

Phát triển kinh tế hàng hải: Một số suy ngẫm về hành lang pháp lý

Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị (Khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, […]
08/10/2018
logo

Đà Nẵng: Vinalines đăng ký tham gia đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu

Vinalines là một trong 3 – 4 nhà đầu tư lớn hiện đã đăng ký với UBND TP Đà Nẵng để tham gia hợp phần B […]
08/10/2018
logo_giaothong

Biển là cơ sở để Việt Nam hưng thịnh

Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khoá XII đã thảo luận, thông qua vấn đề Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị […]