Một tỉnh, hai cảng ‘choảng’ nhau: Vì sao Tân cảng Quy Nhơn bị ‘tuýt còi’?

dantri
BOT đường thủy đầu tiên thu hồi vốn ra sao?
02/04/2018
quynhon2
“Lột xác” sau cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn hút khách hàng chiến lược
10/04/2018

Một tỉnh, hai cảng ‘choảng’ nhau: Vì sao Tân cảng Quy Nhơn bị ‘tuýt còi’?

cang quynhon

Cảng cá Quy Nhơn đã bị thu hẹp diện tích do bồi lắng thì Cty CP Tân cảng Quy Nhơn còn đổ đá, xà bần lấn sang, làm ảnh hưởng dòng chảy, gây mắc cạn tàu thuyền đi lại và neo đậu. 

Vụ việc lùm xùm khiến UBND tỉnh Bình Định phải chỉ đạo cho Sở TN-MT kiểm tra thực tế.

14-13-20_1
Xà bần được Cty CP Tân cảng Quy Nhơn đổ san lấp mặt nước

Sau khi kiểm tra, Sở TN-MT đã báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Bình Định. Báo cáo nêu: Ngày 4/6/2007, UBND tỉnh Bình Định có văn bản gửi Bộ GT-VT và Cục Hàng hải VN xin chủ trương đầu tư cảng container 30.000 DWT và mở rộng luồng tàu vào Cảng Quy Nhơn. Ngày 18/12/2007, Bộ có văn bản chấp thuận bổ sung 1 cầu cảng container 30.000 DWT vào quy hoạch cảng biển Quy Nhơn.

Ngày 27/10/2008, Cục Hàng hải VN có văn bản thỏa thuận vị trí tuyến mép bến cảng container 30.000 DWT – Cảng Quy Nhơn. Cty CP Tân cảng Quy Nhơn đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu cảng 30.000DWT do Cty làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại QĐ số 534/QĐ-CTUBND (ngày 9/3/2009), và sau đó được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Ngày 14/9/2009, UBND tỉnh Bình Định tiếp tục ra quyết định cho Cty CP Tân cảng Quy Nhơn thuê 121.560m2 đất để xây dựng cảng container 30.000 DWT, thời hạn 50 năm; trong đó có 12.761,5m2 đất và 108.798,5m2 mặt nước.

Đối với 108.798,5m2 mặt nước được thuê, giai đoạn 1 Cty đã xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng các hạng mục, gồm: Cầu tàu, kè sau cầu, xây dựng 1 phần đường kết nối phục vụ khai thác, san lấp tạo bãi rộng 4ha. Giai đoạn 2 (2014 – 2018), đối với diện tích 7ha mặt nước Cty chưa thực hiện, hiện được tàu thuyền ngư dân neo đậu.

Trong quá trình sửa chữa bãi container của cảng Quy Nhơn, đá, xà bần thải ra đã được Cty CP Tân cảng Quy Nhơn tận dụng đổ san lấp 150m2 trên phần diện tích 7ha mặt nước chưa thực hiện. Khoảng cách từ vị trí đổ đá, xà bần tính tới mép ngoài luồng tàu khoảng hơn 200m, do đó chưa ảnh hưởng đến dòng chảy, chưa gây mắc cạn tàu thuyền qua lại.

14-13-20_2
Vùng diện tích mặt nước 7ha còn “ăn” cả đá

Tuy nhiên, theo nhận định của Sở TN-MT Bình Định, nếu Cty CP Tân cảng Quy Nhơn tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 thì chiều rộng của luồng tàu chỉ còn 100m, không đảm bảo tàu thuyền ra vào.

Đáng quan ngại hơn, Bình Định là tỉnh dẫn đầu về số lượng tàu vỏ thép đóng theo NĐ 67 do Bộ NN-PTNT phân bổ. Đến nay, ngư dân đã ký Hợp đồng tín dụng đóng mới 48 tàu vỏ thép, 8 composite và 5 gỗ công suất lớn.

Ông Đào Xuân Thiện, GĐ BQL cảng cá Bình Định, phân tích: Nếu Cty CP Tân cảng Quy Nhơn tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 thì chiều rộng của luồng tàu chỉ còn 100m, mà theo quy định đã là “luồng” thì chỉ để tàu thuyền đi lại chứ không được neo đậu, mà không được neo đậu thì tàu cá làm sao cập cảng bán sản phẩm?

Thêm nữa, tàu vỏ thép đều có chiều dài ít nhất là 30m, theo nguyên lý, khi chiếc tàu dài 30m quay trở thì sẽ chiếm diện tích mặt nước gấp 2,5 lần chiều dài con tàu, vị chi là 75m, vậy còn đâu chỗ cho tàu khác ra vào? Lo nhất là vào mùa mưa bão, không có chỗ cho tàu thuyền chạy vào khu neo đậu tránh trú bão nằm bên trong cảng cá Quy Nhơn!

“Hiện ở Bình Định chỉ có mỗi cảng cá Quy Nhơn là đủ độ sâu có thể tiếp nhận tàu cá vỏ thép và đội tàu gỗ đánh bắt xa bờ công suất lớn của ngư dân”, ông Thiện khẳng định.

14-13-20_3
Luồng lạch ra vào cảng cá Quy Nhơn bị thu hẹp

Trong khi đó, cảng cá Quy Nhơn đã được Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) xếp hạng cảng cá loại I. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến 2030, cảng cá Quy Nhơn sẽ được quy hoạch nâng cao quy mô năng lực đón 300 lượt tàu cá/ngày đối với tàu có công suất 600CV, lượng thủy sản qua cảng 40.000 tấn/năm, kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão.

Nếu Cty CP Tân cảng Quy Nhơn đưa 7ha mặt nước còn lại vào sử dụng, đồng nghĩa diện tích mặt nước của cảng cá Quy Nhơn sẽ bị thu hẹp, không còn đủ tiêu chuẩn về diện tích mặt nước cảng cá loại I cần có. Khi ấy ắt nhiên cảng cá Quy Nhơn sẽ bị đánh rớt xuống loại II, đồng nghĩa là không còn được TƯ đầu tư mở rộng quy mô theo kế hoạch.

“Chúng tôi đã có văn bản trình ngành chức năng và UBND tỉnh Bình Định nêu thực trạng và phân tích thiệt hơn khi cảng cá Quy Nhơn bị thu hẹp để các cấp xem xét lại. Để giải quyết chuyện này, chúng tôi đề xuất các cấp ngành chức năng cần tham vấn ý kiến cộng đồng!”, ông Thiện bày tỏ.