Tăng giá dịch vụ cảng biển: Nâng chất lượng, tăng cơ hội đầu tư

logo_giaothong
Hải Phòng hạ nhiệt ùn tắc đường 356 đi cảng Đình Vũ
08/10/2018
logo_giaothong
Biển là cơ sở để Việt Nam hưng thịnh
08/10/2018

Tăng giá dịch vụ cảng biển: Nâng chất lượng, tăng cơ hội đầu tư

dantri

Giá dịch vụ cảng biển Việt Nam tăng ​10-30% sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tái đầu tư phát triển hạ tầng…

DSC_0816
Hội thảo điều chỉnh khung giá dịch vụ tại cảng biển

Chiều 5/10, tại TP.HCM, Bộ GTVT tổ chức hội thảo về các giải pháp kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng, giảm chi phí logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải và khung giá dịch vụ tại cảng biển. Hội thảo bàn việc tăng giá dịch vụ cảng biển phù hợp với thực tiễn, góp phần tăng cơ hội đầu tư, tăng cường kết nối…

2 phương án điều chỉnh giá dịch vụ

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công nhận định về thực trạng cảng biển Việt Nam và sự cần thiết phải điều chỉnh khung giá dịch vụ tại cảng biển. Hiện nay, chỉ có một số cảng được xây dựng với mức đầu tư lớn, trang thiết bị hiện đại (cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải, cảng khu vực Lạch Huyện – Hải Phòng, cảng Hải Phòng, cảng Cát Lái), còn lại phần lớn các cảng của doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao. Do đó, mức giá thành dịch vụ tại từng cảng biển không tương đồng, mức khung giá một số dịch vụ được xây dựng từ năm 2013-2014 không còn phù hợp. Trong đó, khung giá xếp dỡ container, giá dịch vụ hành khách đối với tàu khách tại các cảng biển Việt Nam ở mức rất thấp so với khu vực.

“Việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu khoảng 10% đối với khu vực I và tại Cái Mép -Thị Vải phù hợp với thị trường, cân bằng giữa doanh thu của hãng tàu và doanh nghiệp cảng, không tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ”, Thứ trưởng Công nói.

Cũng theo Thứ trưởng Công, khung giá dịch vụ chưa hợp lý cũng không giúp giảm chi phí logistics mà ngược lại còn khiến các DN cảng biển khó có thể đầu tư nâng cấp công nghệ bốc xếp khiến thời gian lưu hàng tại cảng cũng như kéo dài thời gian bốc xếp, gây tốn kém cho các DN vận tải. 

ong cong
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công phát biểu tại hội thảo

Để xoá bỏ rào cản đối với hoạt động vận tải này, góp phần giảm giá thành vận chuyển, tăng tính cạnh tranh về giá sản phẩm, Cục Hàng Hải Việt Nam đề xuất sửa đổi Dự thảo Thông tư ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cảng biển tại Việt Nam thay thế Quyết định 3863 ngày 1/12/2016 của Bộ GTVT đang được xây dựng theo 2 phương án:

Cụ thể, phương án 1: giá dịch vụ sẽ điều chỉnh theo hướng khung giá dịch vụ cầu bến, phao neo đối với khách du lịch tối thiểu là 2,5 USD/người/lượt, tối đa là 5 USD/người/lượt; Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực I tăng khoảng 10% so với khung giá hiện hành, từ 30 USD/cont20’, 45 USD/cont40’ lên 33 USD/cont20’ và 55 USD/cont40’. Riêng Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực ĐBSCL giảm 50% so với khung giá ở dịch vụ tương tự ở khu vực III. Các nội dung khác giữ nguyên như quy định hiện hành.

Phương án 2, giá dịch vụ được điều chỉnh theo hướng tiếp cận dần với mức giá chung của khu vực và thế giới. Cụ thể, khung giá dịch vụ cầu bến, phao neo đối với khách du lịch tối thiểu là 5 USD/người/lượt, tối đa là 15 USD/người/lượt; Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực 1 tăng bằng giá khu vực 3.

Cần tăng giá dịch vụ, phát triển hạ tầng

Tại hội thảo, nhiều ý kiến doanh nghiệp đã đồng tình, nhất trí cao việc tăng giá dịch vụ cảng biển và cũng mong muốn cơ quan nhà nước cần có một lộ trình phù hợp, cân bằng lợi ích giữa các đơn vị liên quan. 

Ông Lê Huy Hiệp, Chủ tịch hiệp hội logistics Việt Nam cho rằng, kết nối hệ thống hạ tầng hiện nay chưa tốt nên chi phí logistics còn cao, chưa hợp lý trong khi cần phát huy cảng biển đường thủy nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ. Dịch vụ tại cảng biển cần tăng lên để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Việc điều chỉnh khung giá dịch vụ tại cảng biển sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp cảng biển trong việc có thêm nguồn lực tái đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng kết nối. Đồng thời, mức giá thành dịch vụ tại từng cảng biển không tương đồng, mức khung giá một số dịch vụ được xây dựng từ năm 2013-2014 không còn phù hợp. Trong đó, khung giá xếp dỡ container, giá dịch vụ hành khách đối với tàu khách tại các cảng biển Việt Nam ở mức rất thấp so với khu vực.

cảng thị vải
Điều chỉnh tăng giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu khoảng 10% đối với khu vực I và tại Cái Mép -Thị Vải

Liên quan đến mức giá cảng biển Việt Nam, đại diện Hiệp hội Đại Lý và môi giới hàng hải Việt Nam đồng ý tăng giá dịch vụ cảng biển phương án 2. Tuy nhiên, Hiệp hội cho rằng, mức giá trên vẫn rất thấp so với khu vực cần điều chỉnh thêm. Vì hiện nay các chủ tàu đã tăng phụ phí THC (khoản phụ phí xếp dỡ hàng hóa thu theo mỗi container được tính để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container ra cầu tàu) từ 80 USD lên 120 USD/20’DC mà chỉ trả cho cảng 30 – 40 USD/20’DC, các hãng tàu nước ngoài hưởng lợi khi giá cảng phí thấp mà họ thu THC cao. Vì vậy, việc tăng giá là cần thiết để các cảng có thêm doanh thu, lợi nhuận tăng nộp ngân sách nhà nước và có hiệu quả để nâng cấp, tái đầu tư cho cảng.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc Cảng Sài Gòn cho biết, đơn vị đồng ý việc tăng giá dịch vụ cảng biển. Tuy nhiên cũng cần lộ trình để tăng hơn so với phương án như hiện nay. Ngoài ra những điều kiện cơ sở hạ tầng chưa tốt hiện nay đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chẳng hạn, luồng Soài Rạp rất nhanh bị bồi lắng, không nạo vét ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình trạng kẹt xe đang rất căng thẳng, ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Chi phí xe chạy vận tải của DN một ngày khoảng 1- 1,5 triệu, nếu trễ do kẹt xe sẽ mất khoảng 700.000 đồng. Do vậy, việc nhà nước đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường vành đai 3, vành đai 4 sẽ góp phần hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông giảm tình trạng kẹt xe như hiện nay.