hàng hải

VOV.VN – Điểm mới trong Nghị quyết 43 là Bộ Chính trị đã đồng ý cho Đà Nẵng có cơ chế, chính sách đặc thù đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu ra một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo cơ hội cho Đà Nẵng phát triển, trở thành đô thị hạt nhân tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên.

nghi quyet 43 cua bo chinh tri tao dong luc cho da nang vuon xa hinh 1
Đôi bờ sông thành phố Hàn Đà Nẵng.
Tiến sỹ Trần Du Lịch-thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Nhóm tư vấn Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhắc lại 2 lần được tham gia góp ý xây dựng Nghị quyết 43 và Nghị quyết 33 về phát triển thành phố Đà Nẵng.
Nghị quyết 33 cách đây 15 năm khẳng định tính đúng đắn của Đà Nẵng trong phát triển kinh tế, thể hiện đầu tàu, trụ cột của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 33 trong thời gian qua của Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Với nhiều cơ chế chính sách đặc thù, Nghị quyết 43 lần này tiếp tục tạo động lực mới cho Đà Nẵng. Chính phủ có chủ trương xây dựng Đà Nẵng trở thành 1 trong 3 trung tâm khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó, xây dựng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo. Đây là điểm đột phá để khẳng định vai trò vùng của Đà Nẵng trong tương lai.

Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, qua 20 phát triển với Nghị quyết 43 vừa mở ra và với dư địa phát triển như vậy, ông tin rằng Đà Nẵng-chuỗi đô thị vùng duyên hải Miền Trung sẽ phát triển mạnh mẽ, sẽ có nhiều con sếu đầu đàn không chỉ trong nước mà cả quốc tế đến Đà Nẵng để trở thành một trong những nơi khởi nghiệp của Việt Nam. 

Điểm mới trong Nghị quyết 43 là Bộ Chính trị đã đồng ý cho Đà Nẵng có cơ chế, chính sách đặc thù đẩy nhanh tốc độ phát triển. Theo đó, cho phép Đà Nẵng thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm địa phương, người đứng đầu trong một số lĩnh vực quản lý về quy hoạch, đất đai, đô thị, đầu tư, tài chính, ngân sách, tổ chức, nhân sự, tiền lương…

nghi quyet 43 cua bo chinh tri tao dong luc cho da nang vuon xa hinh 2
Nghị quyết 34 của Bộ Chính trị tạo động lực cho Đà Nẵng vươn xa.
Điểm đáng chú ý được nhiều người hoan nghênh là Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thực hiện thí điểm xây dựng mô hình cơ quan quản lý cảng thống nhất tại Đà Nẵng theo hướng tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế; Xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố.

Ông Nguyễn Hữu Sia – nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng cho rằng, nếu thực hiện được Chính quyền đô thị thì đây là cách để nâng cao năng lực quản trị của chính quyền đối với sự phát triển. 

Thực tế lâu nay, các nước trên thế giới thống nhất quản lý chuyên ngành hàng hải theo mô hình chính quyền cảng, người đứng đầu cảng phải là đại diện lãnh đạo chính quyền. Trong khi đó, chúng ta quản lý theo ngành dọc, quá nhiều đầu mối, liên quan đến nhiều ngành. Biên phòng quản lý xuất nhập cảnh, Hải quan quản lý xuất nhập khẩu, Cảng vụ quản lý tàu ra vào, an toàn hàng hải, Cơ quan thú y kiểm dịch động vật, thực vật. Còn vai trò của cảng chỉ là bốc xếp hàng hóa không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo ông Nguyễn Hữu Sia, việc thí điểm mô hình cơ quan quản lý cảng thống nhất đầu mối sẽ tăng vai trò của nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Nếu mô hình thí điểm thì những người quản lý Nhà nước trên địa bàn thống nhất một đầu mối và có văn phòng quản lý thống nhất, như vậy cơ hội phát triển quy mô cảng Đà Nẵng dễ dàng, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.

Một trong những hạn chế, yếu kém của Đà Nẵng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 33 là công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, nhất là trong xây dựng đô thị và quản lý đất đai. Kết cấu hạ tầng còn thiếu tính đồng bộ, kết nối; chưa phát huy và thể hiện rõ nét vài trò đô thị trung tâm, đầu tàu, động lực dẫn dắt phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nghị quyết 43 đặt ra nhiệm vụ cho Đà Nẵng phải khắc phục tồn tại, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong tình hình mới. Cụ thể hoá Nghị quyết này, thành phố Đà Nẵng đã hợp đồng thuê tư vấn nước ngoài Quy hoạch lại phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và Quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, bản quy hoạch mới phải tiếp cận và sử dụng phương pháp quy hoạch đô thị tổng hợp, tạo lập được không gian phát triển tổng thể, bố trí các khu chức năng đô thị đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế.

“Phương pháp quy hoạch đô thị thể hiện được bản sắc của thành phố, gắn với giải quyết các vấn đề đô thị thông minh, đô thị sinh thái, đô thị nén. Hy vọng cách tiếp cận và nội dung các vấn đề này sẽ được Đà Nẵng xử lý tốt và những kinh nghiệm quý để áp dụng trong công tác quy hoạch của các đô thị trong  toàn quốc” – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết.

nghi quyet 43 cua bo chinh tri tao dong luc cho da nang vuon xa hinh 3
Mục tiêu Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị, đến năm 2045 phát triển Đà Nẵng thành trung tâm đổi mới khởi nghiệp sáng tạo, là thành phố biển đáng sống đẳng cấp khu vực và Châu Á.
Mục tiêu của Nghị quyết 43 là phát triển thành phố Đà Nẵng theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng; tập trung phát triển 3 trụ cột chính đó là: du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2030, xây dựng thành phố trở thành một trong những trung tâm kinh tế xã hội của cả nước và Đông Nam Á và đến 2045 trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm đổi mới khởi nghiệp sáng tạo, là thành phố biển đáng sống đẳng cấp khu vực và Châu Á.

Theo đó, giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm bình quân trên địa bàn thành phố phải đạt hơn 12%/năm. Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng, đây là tốc độ tăng trưởng rất cao so với thực tế hiện nay. Điều đó thể hiện khát vọng của thành phố và kỳ vọng rất lớn của Trung ương về việc thực hiện vai trò động lực, có sức lan tỏa đối với khu vực. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong năm nay và các năm tiếp theo là phải hoàn thành Quy hoạch lại phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và Quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bí Thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khẳng định, thành phố phối hợp với các Bộ ngành Trung ương hoàn thiện các cơ chế chính sách đặc thù theo tinh thần Nghị quyết 43; Tiếp tục cải thiện các môi trường đầu tư, thực hiện tốt Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo ra cực tăng trưởng lớn cho thành phố.

“Theo Nghị quyết 43 thì nhiệm vụ xây dựng Đà Nẵng, tính vai trò liên kết quốc tế ngày càng thể hiện rõ ràng hơn, đậm nét hơn. Theo Nghị quyết 43, phát triển đòi hỏi tốc độ rất lớn. Tốc độ tăng trưởng năm 2018 chỉ đạt 7,86%, nhưng Nghị quyết 43 đòi hỏi Đà Nẵng phải có tốc độ phát triển bình quân 12%, đòi hỏi Đà Nẵng phải có sự bứt phá, thay đổi, cương quyết hơn nữa. Đồng hành với thành phố là các doanh nghiệp, doanh nhân không thể thiếu” – ông Trương Quang Nghĩa cho biết./.

27/03/2019
logo-vov

Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị tạo động lực cho Đà Nẵng vươn xa

VOV.VN – Điểm mới trong Nghị quyết 43 là Bộ Chính trị đã đồng ý cho Đà Nẵng có cơ chế, chính sách đặc thù đẩy […]
27/03/2019
header

Hàng hải đẩy mạnh tìm kiếm việc làm cho thuyền viên

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi các công ty vận tải biển, tổ chức quản lý thuyền viên và một số hiệp […]
27/03/2019
PLO_logo

Kinh doanh vận tải biển: Doanh nghiệp tư nhân thiếu “đất sống”?

(PLVN) – Các doanh nghiệp (DN) hàng hải Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến cảng biển, vận tải biển và dịch […]
20/02/2019
logo_giaothong

Nhiều cơ chế mới gỡ khó vận tải biển

Từ năm 2009 đến nay, hoạt động vận tải biển vẫn lỗ nặng. Đa phần các DN vận tải nội địa “thoi thóp” được do ngân […]