hàng hải

Đề xuất bãi bỏ Điều 46 của Nghị định 114/2014 về quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển, đồng nghĩa với bãi bỏ việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở phá dỡ tàu biển.

 

Bộ Giao thông Vận tải đang dự thảo Nghị định quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng nhằm đề xuất Chính phủ thay thế Nghị định số 114/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo Nghị định thay thế là đề xuất bãi bỏ Điều 46 của Nghị định 114/2014 về quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển,

 

Nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo Nghị định thay thế là đề xuất bãi bỏ Điều 46 của Nghị định 114/2014 về quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển.

Dự thảo gồm 5 chương, 23 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đề xuất quy định về điều kiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, quản lý hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển và phương án phá dỡ tàu biển…

Nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo Nghị định thay thế là đề xuất bãi bỏ Điều 46 của Nghị định 114/2014 về quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển, đồng nghĩa với bãi bỏ việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở phá dỡ tàu biển.

Theo đó, cơ sở phá dỡ tàu biển thay vì phải được xây dựng và hoạt động theo quy hoạch đã được phê duyệt, chỉ cần đáp ứng các yếu tố cơ bản, bao gồm là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có cở sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo chất lượng và hoàn thành các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển theo quy định của pháp luật.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, diễn biến từ nền kinh tế toàn cầu những năm qua đã có tác động sâu sắc và rõ rệt đến thị trường vận tải biển nói chung và ngành công nghiệp tàu thủy nói riêng, hiện ngành công nghiệp tàu thủy vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu, ảnh hưởng của thời gian dài đầu tư dàn trải, mất cân đối giữa sửa chữa và đóng mới, giữa các gam tàu, chủng loại tàu và nhu cầu đóng mới tàu rất ít.

Theo nhận định thì ngành công nghiệp tàu thuỷ sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong 3 đến 5 năm tới. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất kinh doanh vì thiếu việc làm, việc kinh doanh thua lỗ, lãng phí tài sản, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, công nghệ đã được đầu tư; có doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chờ giải thể.

Do đó, Bộ Giao thông Vận tải đã dự thảo Nghị định quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng để trình Chính phủ thay thế Nghị định số 114/2014/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định số 147/2018/NĐ-CP, tạo cơ sở pháp lý thống nhất để Bộ Giao thông Vận tải thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Ông Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, việc xây dựng Nghị định thay thế số 114/2014 là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế sẵn có về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị của các cơ sở phá dỡ tàu cũ. Giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi trong sản xuất kinh doanh trong giai đoạn ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa chưa thực sự phục hồi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và địa phương. Giải quyết được những con tàu mang quốc tịch nước ngoài quá tuổi sử dụng nhưng không được phá dỡ do vướng cơ chế.

“Việc hoàn thiện quy định về phá dỡ tàu biển cũng sẽ giúp cơ quan liên quan có cơ sở hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ môi trường, củng cố và nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động phá dỡ tàu biển đang diễn ra hàng ngày để từ đó đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế và lộ trình phát triển trong giai đoạn tiếp theo phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về phá dỡ tàu biển”, ông Thu nói.

Trước đó, ngày 23/6/2014 Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, trong đó cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, mở ra hướng đi và tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015) nhằm quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và quản lý hoạt động phá dỡ tàu biển tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện Nghị định số 114/2014/NĐ-CP gặp nhiều khó khăn, bất cập và đến nay chưa có cơ sở phá dỡ tàu biển nào được công bố, cho phép thực hiện phá dỡ theo quy định của Nghị định.

 

11/06/2019
diendanDN

Bãi bỏ quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng?

Đề xuất bãi bỏ Điều 46 của Nghị định 114/2014 về quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển, đồng nghĩa với bãi bỏ việc ban […]
11/06/2019
thanhhoa

Tuyến vận tải quốc tế container – cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nhằm phát huy lợi thế của Cảng Nghi Sơn, tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư vào khu vực, ngày 4-4-2019,  HĐND tỉnh […]
05/06/2019
logo

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam có tân hiệu trưởng

Bộ GTVT quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Xuân Dương giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.     Thứ trưởng […]
05/06/2019
cuc hang hai_02

Cảng vụ hàng hải TP.HCM đẩy mạnh thủ tục điện tử cho tàu biển

Công tác giải quyết thủ tục cho tàu vào – rời cảng biển khu vực cảng biển TP HCM nhanh chóng nhờ thực hiện khai báo […]