vận chuyển đường biển

“Cách làm việc không hết trách nhiệm, vô cảm sẽ khiến “bóp chết” doanh nghiệp vì gánh nặng chi phí”. Đó là nhận định của Bộ trưởng – Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tại buổi làm việc ngày hôm qua liên quan đến thực trạng hàng nghìn container phế liệu làm nguyên liệu nhập khẩu bị chậm trễ thông quan tại cảng Hải Phòng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Từ những lá đơn kêu cứu “đẫm nước mắt” từ doanh nghiệp kêu lên Thủ tướng, Tổ công tác do Bộ trưởng Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn đã chỉ ra hàng loạt những vô lý đến khó tin: Đầu tiên cơ quan Hải quan cho rằng, việc không thể kiểm tra và không thông quan là do chưa có quy định, đến khi có quy định thì đưa ra lý do doanh nghiệp mắc phí lưu kho quá lớn, doanh nghiệp phải bỏ hàng.

Chưa hết, trưởng đoàn công tác còn đưa ra một thực tế khác, đó là đã có các đơn vị giám định độc lập nhưng việc kiểm tra lại phải có sự tham gia của đại diện cấp Bộ. “Việc này có cần thiết không, cần xem xét kỹ? Mở container ra, kiểm tra bằng mắt thường, mà doanh nghiệp phải bố trí ăn ngủ, đưa đón, đi từ Nam ra Bắc, kinh phí ở đâu ra?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói. Nhưng phần kinh phí ấy cũng không thể lớn bằng thiệt hại của doanh nghiệp khi là nhà máy không có nguyên liệu, công nhân nghỉ việc, giảm công suất, hủy các hợp đồng.

Chính phủ đang rất quan tâm tháo gỡ triệt để, cải cách triệt để, đặc biệt kiên quyết không tạo ra các rào cản, thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì chuyện hàng nghìn container trơ trọi ở Hải Phòng hay Cát Lái (TPHCM) cũng như nhiều cảng biển khác cho thấy vẫn còn tình trạng “trên nóng – dưới lạnh”.

Hội đồng tư vấn cải cách chính sách của Chính phủ mới đây đưa ra con số: “Cứ mỗi ngày phát sinh một sản phẩm bị chậm trễ trước khi được vận chuyển sẽ làm giảm thương mại hơn 1%”. Nghĩa là mỗi năm Việt Nam mất không hàng tỉ USD chỉ vì những chậm trễ của các thủ tục hành chính. Ngược lại, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, giảm 5 ngày sẽ mang lại kim ngạch xuất khẩu khoảng 10,65 tỉ USD.

Còn bao nhiêu lá đơn kêu cứu phải gửi tới Thủ tướng? Còn bao nhiêu “container vô cảm” còn tồn tại ở những cơ quan nhà nước đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp”?

Cần “Nhìn thẳng vào sự thật, nếu sai thì phải xin lỗi doanh nghiệp”, Bộ trưởng – Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhận định. Không chỉ xin lỗi, cơ quan chức năng làm sai, thậm chí phải bồi hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp.

Sự thẳng thắn, quyết liệt của đoàn công tác của Chính phủ đã thể hiện rất rõ tinh thần năm 2019 phải bứt phá, hiệu quả hơn, cải cách hơn, thực chất hơn năm 2018 mà Thủ tướng đã chỉ đạo.

Không chỉ phải cắt bỏ tất cả những gì là rào cản, giấy phép con, tạo chi phí không cần thiết mà cần ngay lập tức chấm dứt sự thiếu trách nhiệm, vô cảm với doanh nghiệp.

31/01/2019
logonguoilaodong

Phải chấm dứt ngay sự vô cảm đang “giết chết” doanh nghiệp

“Cách làm việc không hết trách nhiệm, vô cảm sẽ khiến “bóp chết” doanh nghiệp vì gánh nặng chi phí”. Đó là nhận định của Bộ […]
31/01/2019
dantri

Thủ tướng trả lời về trách nhiệm vụ 18.000 container phế liệu tồn lưu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Trần Văn Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh […]
24/01/2019
logo_baomoi

Cảng Quy Nhơn ăn chênh 424 triệu: Đang hoàn trả khách hàng

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có quyết định buộc Công ty CP Cảng Quy Nhơn hoàn trả cho khách hàng 424 triệu đồng vì chênh […]
24/01/2019
logo_NLD

Buộc Cảng Quy Nhơn trả lại 424 triệu đồng thu vượt quy định

Ngoài số tiền 424 triệu đồng phải trả lại cho khách hàng, Công ty CP Cảng Quy Nhơn còn bị phạt 60 triệu đồng do thu […]