tin tức vận chuyển

TheLEADERBan lãnh đạo Vinalines cho biết, kết quả kinh doanh tích cực đến sau những nỗ lực tác tái cơ cấu tài chính, xử lý tài sản, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, tập trung phát triển khách hàng.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh chính năm 2018. Theo đó, sản lượng vận tải biển đạt hơn 26,7 triệu tấn vượt 24,5% kế hoạch, sản lượng hàng thông qua cảng đạt gần 97 triệu tấn tăng trưởng gần 10% so với năm 2017.

Vinalines ghi nhận doanh thu gần 14.000 tỷ đồng đạt 102,6% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 365 tỷ đồng. Kết quả này đến sau những nỗ lực tác tái cơ cấu tài chính, xử lý tài sản, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, tập trung phát triển khách hàng.

Năm nay Vinalines đặt mục tiêu sản lượng vận tải biển đạt khoảng 18 triệu tấn, hàng thông qua cảng khoảng 107 triệu tấn. Đồng thời doanh thu đạt khoảng 12.714 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 710 tỷ đồng.

Vinalines là doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu về năng lực cung ứng trong chuỗi dịch vụ hàng hải tại Việt Nam. Công ty sở hữu hệ thống cảng biển trên khắp cả nước với chiều dài cảng chiếm 20% toàn ngành. Đồng thời đội tàu biển 82 chiếc với năng lực vận chuyển chiếm 25% tổng trọng tải đội tàu cả nước. Ngoài ra hàng triệu m2 kho bãi và nhiều phương tiện vận tải, chuyên chở hàng hóa khác.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trước đây của Vinalines không hiệu quả. Theo báo cáo tài chính gần nhất (Q3/2018), công ty đang lỗ lũy kế 3.434 tỷ đồng. Nguyên nhân được cho là khi thị trường vận tải biển bùng nổ công ty đã vay ngoại tệ ngân hàng để đầu tư rất nhiều tàu biển. Nhưng khi kinh tế thế giới suy thoái từ năm 2009, giá cước tàu biển sụt giảm mạnh, trong khi giá nhiên liệu tăng, lạm pháy và chênh lệch tỷ giá lớn. Kết quả là doanh thu không đủ bù đắp chi phí khấu hao và lãi vay, chênh lệch tỷ giá.

Trong một văn bản giải trình ý kiến kiểm toán công bố gần đây, Ban lãnh đạo Vinalines cho biết công ty đang thực hiện thoái bớt vốn của các doanh nghiệp thành viên như Công ty Vận tải và thuê tàu biển VN, Công ty Vận tải biển VN, Công ty Vận tài biển Vinaship, Công ty Vinnalines Nha Trang.

Ngoài ra Vinalines và các công ty con đang thực hiện tái cơ cấu nợ với các ngân hàng nhằm xóa dần nợ gốc và lãi vay, từng bước làm lành mạnh tình hình tài chính, ổn định sản xuất và hoạt động có lãi.

Những khoản lãi gần đây được kỳ vọng sẽ giúp giảm lỗ của Vinalines. Kế hoạch năm 2019, Vinalines đặt mục tiêu doanh thu khoảng 12.714 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 710 tỷ đồng dựa trên việc sản lượng vận tải biển đạt khoảng 18 triệu tấn, hàng thông qua cảng khoảng 107 triệu tấn.

Hồi tháng 9 năm ngoái, công ty đã thực hiện IPO nhưng chỉ bán được 0,38% vốn cổ phần trong kế hoạch chào bán 34,8%. Chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vinalines là SK Securities nhưng không được lựa chọn. Hiện nhà nước vẫn nắm gần 100% cổ phần của công ty dù cổ phiếu đã được đưa vào giao dịch trên sàn UpCOM.

Vinalines báo lãi 365 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ
Vinalines báo lãi 365 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ 1
Vinalines báo lãi 365 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ 2
18/01/2019
logo_mangsec-vn

Vinalines báo lãi 365 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ

TheLEADERBan lãnh đạo Vinalines cho biết, kết quả kinh doanh tích cực đến sau những nỗ lực tác tái cơ cấu tài chính, xử lý tài […]
18/01/2019
logo-mtg-tet2019_v2

Vinalines báo đã giảm lỗ được 70% khối vận tải biển

Năm 2018, Vinalines đã kinh doanh có lãi   Doanh thu năm 2018 của Vinalines đạt gần 14.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 365 […]
22/11/2018
Logo_HAIPHONG

Dấu ấn cầu vòm thép “cánh chim biển”

Những ngày cuối tháng 8/2018, tôi lại được tắm mình trong khung cảnh công trường kỳ vĩ, quen thuộc của người thợ cầu. Cầu vòm thép […]
22/11/2018
logo_giaothong

Xây dựng 6 đề án quan trọng, tạo động lực phát triển giao thông

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể vừa giao các đơn vị xây dựng 6 đề án quan trọng, trình Bộ GTVT trong tháng 4/2019.