Bộ trưởng Giao thông: ‘Con tàu Vinalines đã vượt qua được sóng lớn’

logo-vov
Vinalines sẽ cổ phần hóa và IPO vào giữa năm 2018
25/01/2018
logo
Nghệ An quyết gỡ “nút thắt” logistic yếu kém
25/01/2018

Bộ trưởng Giao thông: ‘Con tàu Vinalines đã vượt qua được sóng lớn’

logistic cost

Với nhiều giải pháp trọng tâm và trên cơ sở kết nối cốt lõi “kiềng 3 chân” là vận tải biển-cảng biển-logistics, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã vẽ lại bức tranh lỗ, lãi.

 

Vận tải biển-cảng biển-logistics vẫn là thế mạnh chủ chốt của Vinalines. (Ảnh: TTXVN)


Với nhiều giải pháp trọng tâm và trên cơ sở kết nối cốt lõi “kiềng 3 chân” là vận tải biển-cảng biển-logistics, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã vẽ lại bức tranh lỗ, lãi.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, đến thời điểm này, Vinalines giống như “con tàu vượt qua được sóng lớn”.

IPO vào trước 30/6

Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 của Vinalines đã có nhiều bước chuyển biến khi doanh thu hợp nhất gần 16.000 tỷ đồng (đạt 114,8 % so với kế hoạch); lợi nhuận đạt 515 tỷ đồng.

[Tái cơ cấu Vinalines: Hải trình “ông lớn” đang đi đúng hướng?]

Lý giải cho sự thành công này, ông Tĩnh cho rằng, Vinalines đã xác định giá trị cốt lõi vận tải biển-cảng biển-logistics chính là thế mạnh và mục tiêu chính đem lại lợi nhuận cho đơn vị.

Cụ thể, tổng sản lượng vận tải cho đội tàu quốc gia chuyên chở năm 2017 đạt 130,9 triệu tấn; sản lượng vận chuyển do đội tàu Vinalines chuyên chở chiếm gần 20,2% tổng sản lượng vận tải của đội tàu quốc gia.

“Đặc biệt, mức lỗ của đội tàu đã giảm gần 53,2% so với năm 2016 và gần 50% so với kế hoạch của khối vận tải biển cho thấy các doanh nghiệp vận tải biển đã quyết liệt trong thực hiện các giải pháp tái cơ cấu như xử lý tàu già, thua lỗ, cơ cấu tài chính với ngân hàng để giảm nặng lãi vay, trả nợ, xác định phân khúc thị trường kinh doanh phù hợp; hợp tác với các doanh nghiệp cảng biển và logistics để tạo thành chuỗi dịch vụ, phát triển doanh thu, tạo dòng tiền ổn định,” ông Tĩnh nhấn mạnh.

Sự tăng trưởng sản lượng qua hệ thống cảng có được theo ông Tĩnh là do sự đóng góp chính từ các Cảng biển trực thuộc Công ty cổ phần của Vinalines. Hệ thống cảng biển của Tổng công ty được phân bổ trải dài từ Bắc đến Nam tại các vị trí quan trọng trong lưu thông hàng hóa, đầu mối giao thông, cửa ngõ giao thương có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực.

Bên cạnh đó, Vinalines cũng xác định cổ phần hóa, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược Công ty mẹ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 và sẽ được thực hiện trước 30/6. Đến nay, phương án cổ phần hóa đã trình Thủ tướng Chính phủ. Việc cổ phần hóa khẳng định sự phục hồi của Vinalines, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc của một doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, tài chính lành mạnh, bảo toàn và phát triển vốn đủ điều kiện để cổ phần hóa.

Năm 2018, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên tập trung tái cơ cấu thành công về cơ cấu tổ chức, thị trường, phương thức kinh doanh; hiện đại hóa công tác quản trị doanh nghiệp; chuyên nghiệp hóa bộ máy điều hành và sản xuất, phát triển văn hóa lấy khách hàng là trung tâm.

Vinalines cũng đẩy mạnh phát triển chuỗi, khẳng định thương hiệu trong cung cấp gói giải pháp dịch vụ chuỗi logistics toàn diện, có giá trị gia tăng trên cơ sở liên kết các lĩnh vực hoạt động cốt lõi là vận tải biển-cảng biển-logistics tại thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt nâng cao năng lực của các cảng (cảng nước sâu) để tạo lợi thế cạnh tranh của đơn vị.

Tổng công ty cũng tập trung chiếm lĩnh thị phần vận chuyển container nội địa, tăng tuần suất tham gia tuyến feeder nội Á và phát triển rộng mạng lưới vận tải thủy nội địa góp phần giảm tải lưu thông đường bộ và giảm chi phí logistics của Việt Nam.

Vì thế, phía Vinalines đưa ra chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 khi vận tải biển đạt 21,4 triệu tấn; cảng biển và logistics lên tới 97,8 triệu tấn thông qua; doanh thu đạt 13.638 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 667 tỷ đồng.

“Vượt sóng lớn chứ… không chìm”

Nhấn mạnh trong 5 loại hình giao thông, vận tải biển là một trong những ngành quan trọng khi tất cả các mặt hàng xuất nhập khẩu đi qua cảng biển, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, vị trí vai trò của vận tải biển, doanh nghiệp vận tải Nhà nước hoạt động trong khai thác cảng biển là cực kỳ quan trọng.

Nhìn nhận Vinalines là một trong những tập đoàn được đầu tư rất lớn, theo Bộ trưởng Thể, cách đây 5-6 năm về trước, nhìn về tương lai đa phần thấy màu xám, đen nhiều hơn là màu hồng. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, Tổng công ty cũng hết sức khó khăn, hoạt động sản xuất thu không đủ chi, âm vốn, nguy cơ đổ vỡ của Tập đoàn lớn.

[Cổ phần hóa Vinalines: Lộ diện tiêu chí chọn nhà đầu tư chiến lược]

“Nhưng 5 năm qua, đến thời điểm này, Vinalines giống con tàu vượt qua được con sóng lớn. Đơn vị đã tái cơ cấu thành công ở chỗ nợ hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng năm tổng kết nợ tăng nhưng kết quả sản xuất năm 2016 lần đầu tiên có lãi, tuy không lớn nhưng chứng tỏ đã tự thở bằng hơi thở của bản thân, trái ngược với suy nghĩ con tàu này đã chìm,” người đứng đầu ngành giao thông khẳng định.

Ảnh minh họa. (Nguồn: shipspotting)


Thừa nhận năm 2018 là giai đoạn mang tính lịch sử khi chuyển sang cổ phần hóa, Bộ trưởng cho rằng, phương hướng nhiệm vụ đặt ra nhiều kỳ vọng, giải pháp đặc biệt tập trung khai thác cảng biển, vận tải, logistics, ứng dụng khoa học công nghệ… hoàn toàn phù hợp hiện nay. Đặc biệt, doanh thu và lợi nhuận đặt ra đều cao hơn so với năm trước.

Theo Tư lệnh ngành giao thông, Vinalines tái cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu chắc chắn sẽ có một bộ phận lao động không phù hợp thì sẽ phải giải quyết chế độ chính sách, tránh kiện cáo. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu Vinalines sau cổ phần hóa cần chú trọng đến tiền lương, việc làm cho công nhân viên đồng thời phải có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng, tổ chức đối thoại trong Tổng công ty.

Bộ trưởng yêu cầu “ông lớn” hàng hải rà soát, đề xuất chính sách thay đổi đội tàu, cảng biển, vận tải ven biển, vận tải nội địa, logictis tốt hơn để hình thành các đội tàu, xem xét mở rộng cảng phù hợp.

Chỉ ra thực tế vận tải biển bị các hãng tàu nước ngoài thao túng do làm giá, hàng hóa kém sức cạnh tranh, lợi nhuận họ bỏ túi, Bộ trưởng chỉ đạo Vinalines nghiên cứu đề xuất phát triển vận tải biển ra nước ngoài.

“Hiện, chi phí vận tải chiếm một thị phần rất lớn trong GDP của nước ta. Vinalines nên hình thành một số mô hình để từ đó thành đội tàu và nhân rộng thí điểm. Tổng công ty hoàn toàn có thể trở thành tập đoàn lớn nếu thu hút được 40-50% thị phần vận tải xuất nhập khẩu của Việt Nam,” ông Thể cho hay.

Ngợi khen đội ngũ cán bộ công nhân viên, Hội đồng thành viên đồng tâm hợp lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành đã vận hành “hải trình” con tàu Vinalines đi đúng hướng, Bộ trưởng cũng có niềm tin và kỳ vọng năm 2018 và các năm tiếp theo, Vinalines trong một thời gian không xa là một thương hiệu tốt và là niềm tự hào của người dân Việt Nam./.