Ai được xử phạt ôtô chở quá tải trong vùng đất cảng biển?

bao tembin (Small)
Hà Nội nắng ấm, bão Tembin mạnh dần lên trên biển
22/12/2017
thanhnienonline
TP.HCM gửi công văn khẩn yêu cầu các đơn vị sẵn sàng ứng phó bão Tembin
22/12/2017

Ai được xử phạt ôtô chở quá tải trong vùng đất cảng biển?

logo

Từ 1/2/2018, lái ôtô chở hàng hóa quá tải trong vùng đất của cảng biển cũng bị xử phạt tiền, tước GPLX.

kho-xu-phat-xe-qua-tai-vao-cang-bien-vi-sao-147147

Xe chở quá tải tại vùng đất của cảng biển cũng bị xử phạt (ảnh minh họa)

Theo Nghị định số 142 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ 1/2/2018, các hành vi vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện giao thông đường bộ trong trong vùng nước cảng biển bị xử phạt tiền và tùy mức độ vi phạm có thể bị tước GPLX.

Cụ thể, theo điều 14 của nghị định, trường hợp tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10-20% bị phạt 2- 3 triệu đồng; chở hàng vượt khổ giới hạn cầu đường hoặc vượt quá 20-50% tổng tải trọng bị phạt 3-5 triệu đồng; vượt quá 50-100% bị phạt 5-7 triệu đồng; vượt quá trên 100 đến 150% bị phạt 7-8 triệu đồng; vượt quá 150% bị phạt 14-16 triệu đồng.

Trường hợp không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn phương tiện khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn phương tiện; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện phương tiện chở quá tải, quá khổ…. cũng bị xử phạt 14-16 triệu đồng.

Các trường hợp vi phạm ở mức bị xử phạt từ 3 triệu đồng trở lên còn bị tước giấy phép lái xe  ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô, chứng chỉ điều khiển xe chuyên dùng từ 1-5 tháng; đồng thời bị buộc hạ tải trọng phương tiện chở quá tải, quá khổ.

Về thẩm quyền, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 60, 61, 62, 63, 64, 65 và 66 của Nghị định trên đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải kịp thời ngăn chặn và lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

Một số chức danh có thẩm quyền như: Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cảng vụ hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ GTVT, Chánh Thanh tra Bộ GTVT.