TIN TỨC VẬN TẢI BIỂN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

IMG_7164_1600x1067
Cảng ĐÀ NẴNG chào đón chuyến tàu đầu tiên của hãng tàu VIETSUN
31/10/2015
photo-0-1488425807942
Vinalines nắm giữ và khai thác các cảng biển có vị trí chiến lược
10/05/2017

TIN TỨC VẬN TẢI BIỂN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

full33012269_b-660x330

Hapag-Lloyd và UASC kéo dài thời hạn hoàn thành sáp nhập

full33012269_b-660x330

Hapag-Lloyd và United Arab Shipping Co thông báo kéo dài thời gian hoàn thành kế hoạch sáp nhập cho đến 31/5/2017 thay vì 31/3/2017 do quá trình chuẩn bị chuyển giao mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Hai hãng cho biết liên minh “The Alliance” mà cả hai là thành viên sẽ bắt đầu hoạt động theo đúng kế hoạch vào ngày 1/4/2017.

Hapag-Lloyd và UASC sau khi sáp nhập sẽ trở thành hãng vận chuyển container lớn thứ 4 thế giới, trên Cosco và liên doanh của ba hãng tàu Nhật Bản sắp tới. Việc này sẽ giúp Hapag-Lloyd được sử dụng các tàu cỡ trên 18.000 Teu trong đội tàu của UASC, hoàn thành mục tiêu dài hạn của hãng là trở thành một trong những hãng tàu có tàu trọng tải lớn trên tuyến Á-Âu. Sản lượng vận chuyển hàng năm của cả hai sẽ khoảng 10 triệu Teu, với doanh thu 12 tỷ USD.

Thỏa thuận giữa 2M và HMM chính thức được công nhận

Ngày 15/3/2017, Huyndai Merchant Marine (HMM) đã chính thức ký vào thỏa thuận hợp tác chiến lược với 2M, bao gồm Maesk Line và MSC. Thỏa thuận này bao gồm hàng loạt việc trao đổi các tuyến vận tải Đông – Tây sẽ được thực hiện từ ngày 1/4/2017.

HMM-2M-Alliance-Talks

Nó sẽ kéo dài trong vòng 3 năm, sau mỗi 3 năm sẽ được thương thảo lại các quy định về hợp tác cũng như cân nhắc về việc có hay không gia hạn trong kỳ hoạt động tiếp theo.

Cho đến nay, HMM đã công bố chỗ trên 15 tuyến Đông-Tây của 2M, bao gồm:

 5 tuyến Viễn Đông – Bắc Âu (~ 5.800 TEU/tuần thuê chỗ)

 2 tuyến Viễn Đông – Địa Trung Hải (~ 1.000 TEU/tuần thuê chỗ)

4 tuyến Viễn Đông – USEC (~ 3.800 TEU/tuần thuê chỗ)

2 tuyến Viễn Đông – USWC (2,000 TEU/tuần trao đổi chỗ)

2 tuyến Bắc Âu-USEC (~ 700 teu/tuần thuê chỗ)

Maersk và MSC được quyền đặt lấy chỗ cho 1.000 TEU mỗi tuần trên ba tuyến Viễn Đông – USWC độc lập của HMM. Tuy nhiên, cho đến nay, Maersk và MSC chỉ công bố chỗ trên một trong các dịch vụ này – dịch vụ PS2 của HMM, TP-7 của Maersk Line và Lotus của MSC.

Yang Ming kết hợp 2 tuyến thành một tuyến Đài Loan – Việt Nam – Các eo biển

download

Hãng vận tải Yang Ming vừa giới thiệu tuyến Đài Loan – Việt Nam – Các eo biển trong tháng 4 này mang tên Đài Loan – Đông Nam Á (TSE). Tuyến mới này sẽ là sự kết hợp 2 tuyến hiện tại là Đài Loan – Bắc Việt Nam (TBS) và tuyến Các eo biển – Việt Nam (SE2).

Vòng xoay cảng của Tuyến TSE sẽ gồm Taichung, Kaohsiung, Hong Kong, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh (VICT), Singapore, Port Kelang, Hồ Chí Minh (VICT), Đà Nẵng, Hải Phòng, Hong Kong, Kaohsiung, Taichung. Hành trình sẽ mất 4 tuần với 4 tàu 1.500-1.800 TEU.

Tuyến TSE đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày 22/4 từ Taichung bằng tàu IBN AL ABBAR (1.560 TEU).

Đội tàu biển Việt Nam lại có nguy cơ rơi vào “danh sách đen”

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tình hình tàu biển Việt Nam bị lưu giữ bởi chính quyền cảng các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Tokyo- Mou) trong quý I/2017 đang có diễn biến xấu so với năm trước. Cụ thể, có tới 10 tàu bị lưu giữ trên tổng số 214 lượt tàu bị kiểm tra về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tương đương với tỷ lệ 4,67%.

Điều lo ngại là tỷ lệ tàu bị lưu giữ trong quý I/2017 cao nhất so với mức 4,04% của năm 2016, 2,77% của năm 2015 và 3,55% của năm 2014. Trước đó, với tỷ lệ bị lưu giữ thấp trong năm 2015-2016, đội tàu biển Việt Nam đã thoát khỏi “danh sách đen” của Tokyo- Mou, bỏ qua “danh sách xám” và được xếp thẳng vào “danh sách trắng” – được đánh giá tốt về nguy cơ mất an toàn hàng hải và ô nhiễm môi trường, ít bị chính quyền cảng nước ngoài kiểm tra. Nếu tình hình tàu biển Việt Nam bị lưu giữ không được cải thiện trong thời gian tới, rất có thể đội tàu biển lại quay về danh sách đen của tổ chức Tokyo- Mou.

Australia hỗ trợ tư nhân đầu tư tài chính vào đường thủy

Ngày 18/4/2017, Lãnh đào Cục đường thủy nội địa Việt Nam đã tiếp và làm việc với các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực giao thông vận tải thủy, cảng và Logistics của Ngân hàng thế giới (WB)

Hiện tại Chính phủ Australia đã ủy thác qua WB một khoản hỗ trợ để nghiên cứu và có những đánh giá sâu hơn về tiềm năng phát triển bền vững ngành đường thủy nội địa Việt Nam. Đặc biệt là phân tích khả năng thu hút tài chính từ các nguồn khác nhau, trong đó có sự tham gia từ tư nhân để đàu tư phát triển, khai thác sử dụng hệ thống thủy nội địa.

Đoàn công tác của WB và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã thống nhất sẽ sớm triển khai các thủ tục cần thiết để hoàn thiện đề xuất khoản hỗ trợ của Chính phủ Australia trong tháng 5/2017.

Vinalines đã sẵn sàng IPO

Vinalines xác định cổ phần hóa (CPH) là một nhiệm vụ chính trị quan trọng năm 2017.

Hiện tại, Vinalines đã lên kế hoạch triển khai công tác CPH với các mốc tiến độ chính:

– Ngày 31/12/2016: Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;

– Tháng 7/2017: Phê duyệt giá trị doanh nghiệp;

– Tháng 11/2017: Phê duyệt Phương án CPH;

– Tháng 12/2017: Đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO);

– Tháng 1/2018: Tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, đăng ký doanh nghiệp, ra mắt công ty cổ phần.

Mới đây, Chính phủ đã có quyết định Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty mẹ – Vinalines khi CPH. Đồng thời, cho phép Vinalines nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần: Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn và cảng Đà Nẵng. Tổng công ty tiếp tục duy trì nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic đồng thời thoái vốn tối đa tại các doanh nghiệp vận tải biển.

Đối với các cảng biển còn lại thuộc Vinalines, nghiên cứu trình Thủ tướng xem xét, quyết định điều chỉnh tỷ lệ Vinalines nắm giữ theo hướng trước mắt duy trì vai trò chi phối của Vinalines, phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến năm 2020 và quy hoạch hệ thống cảng biến Việt Nam đến năm 2050.

Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Quỹ đầu tư Vương quốc Ô man mua cổ phần của Vinalines tại Công ty cổ phần cảng Hải Phòng.

Ngoài ra, Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Vinalines (thông qua Công ty cổ phần cảng Hải Phòng) được trực tiếp đầu tư 2 bến cảng và khu dịch vụ hậu cần logistics ở khu vực cảng Lạch Huyện để di dời cầu cảng nằm ở trung tâm Tp.Hải Phòng.

Trước đó, Vinalines đã lên kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, đến năm 2020, Vinalines có dưới 30 doanh nghiệp, đội tàu biển gồm 80 chiếc, 80 cầu bến, sở hữu khoảng 4,5 triệu m2 kho; tổng tài sản đạt 22.005 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 10.024 tỷ đồng.

Cho thuê kết cấu hạ tầng khu bến cảng Lạch Huyện

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc cho thuê kết cấu hạ tầng khu bến cảng Lạch Huyện. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Hải Phòng là Bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng khu bến cảng Lạch Huyện.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ GTVT chịu trách nhiệm phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư, đảm bảo tính khả thi, chất lượng, hiệu quả và tiến độ triển khai hạng mục.

Cụm cảng Cái Mép tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Theo Tạp chí Hàng hải Alphaliner (phát hành số 12), cụm cảng Cái Mép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2016, đạt mức 35.3%. Xếp ở vị trí thứ 2 về tốc độ tăng trưởng là cảng Salalah của Oman (29.4%), thứ ba là cảng Bandar Abbas ở Iran (23.6%) và thứ tư là cảng Mundra ở Ấn Độ (18.7%).

logistics-cai-mep

Số chuyến dịch vụ hàng tuần mà các liên minh hàng hải khai thác tại khu vực Cái Mép đã tăng từ 12 chuyến lên 13 chuyến, với 11 chuyến dịch vụ kết nối Cái Mép với thị trường Bắc Mỹ và hai chuyến kết nối với châu Âu.

 Ngày 10/4, Cảng Tân cảng Cái Mép – Thị Vải (TCTT) đã tổ chức lễ đón tàu Yang Ming Wellhead 160.000 DWT với sức chở 14.000 TEU, kích thước 368m chiều dài và 51m chiều rộng.

Triển khai việc đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp Cái Mép

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu vừa ban hành văn bản chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và Công ty TNHH Cảng tổng hợp Cái Mép về việc đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp Cái Mép tại xã Tân Phước, huyện Tân Thành.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan căn cứ ý kiến của Bộ GTVT tại văn bản số 2704/BGTVT- KHĐT ngày 16/3/2017 và căn cứ các quy định hiện hành có liên quan để hướng dẫn Công ty TNHH Cảng tổng hợp Cái Mép thực hiện các thủ tục tiếp theo đúng quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện yêu cầu Sở Giao thông Vận tải và các sở, ngành cần lưu ý, giám sát chặt chẽ việc chủ đầu tư thực hiện chức năng chuyên dùng, tiếp nhận than của cảng này trong giai đoạn đến 2025, sau 2025 phải thực hiện chức năng tổng hợp.

Hai phương án lập liên doanh cảng Cái Cui

Tại cuộc họp ngày 28/3/2017, giữa đại diện lãnh đạo thành phố Cần Thơ, Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đã thống nhất được hai phương án đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc lập liên doanh để khai thác cụm cảng Cái Cui gắn với hoạt động logistics.

Theo đó, hai mô hình hợp tác liên doanh bao gồm:

– Thứ nhất là liên doanh giữa SNP và Vinalines, sẽ có một bên nắm 51% cổ phần.

– Thứ hai, nếu không khả thi, sẽ liên doanh ba bên gồm SNP, Vinalines – mỗi bên nắm 49% cổ phần và TP.Cần Thơ với đại diện là Quỹ Đầu tư và Phát triển Cần Thơ tham gia 2% cổ phần để có thể hài hòa lợi ích giữa các bên.

Kết nối Việt Nam – Liên minh Á-Âu qua tuyến vận tải mới

12

Ngày 4/3/2017, lô lúa mì từ cảng khô Khorgos (Kazakhstan) về tới cảng Cát Lái, TP.HCM sau hành trình gần 1 tháng. Đây là chuyến hàng thử nghiệm tuyến vận tải mới, kết nối Kazakhstan, một thành viên của Liên minh Á-Âu và Việt Nam, theo lộ trình: Khorgos – Liên Vân Cảng – cảng TP.HCM.

Khorgos là cảng nội địa nằm trên biên giới Kazakhstan và Trung Quốc. Từ đây, hàng từ Kazakhstan sẽ được chuyển bằng đường sắt tới Liên Vân Cảng của Trung Quốc, nơi 49% cổ phần cảng biển thuộc về Công ty Đường sắt Kazakhstan. Tiếp theo, hàng từ Liên Vân Cảng được chuyển tới Việt Nam bằng đường biển. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Á-Âu (bao gồm 5 quốc gia: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã cho phép thiết lập dịch vụ hậu cần mới này.

SCHENKER kết nối CHÂU Á với CHÂU ÂU bằng vận tải đa phương thức

db-schenker-squarelogo-1399041440354

Công ty Schenker vừa giới thiệu ra thị trường một dịch vụ kết nối thẳng giữa Châu Á và Châu Âu bằng cách ứng dụng vận tải đa phương thức (nằm trong gói dịch vụ DB SCHENKERroad). Trong lô hàng thử nghiệm đầu tiên vào Quý 3 – 2016, hai container 45 feet vận chuyển nguyên liệu nha khoa được xếp tại Chonburi, Thái Lan để đến điểm đích là Swidnice, Ba Lan.

Chuyến vận tải đa phương thức này bắt đầu bằng việc 2 container trên được vận chuyển 5 ngày bằng đường bộ qua nước Châu Á khác nhau (Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc). Tại Trung Quốc, lô hàng được hoàn tất các thủ tục Hải quan và chất xếp lên xe lửa để tiếp tục cuộc hành trình. Sau 12 ngày vận chuyển bằng đường sắt từ Trùng Khánh, Trung quốc đến Malaszewicze, Ba Lan, lô hàng được vận chuyển đến điểm cuối cùng bằng xe tải. Từ đó đến nay, đã có tổng cộng 12 container được vận chuyển với phương thức vận tải đa phương thức như trên đến khách hàng.

Theo Gemadept Corp.