Theo báo cáo của CTCP Cảng Quy Nhơn (CQN), tổng doanh thu giai đoạn trước cổ phần hóa (CPH) 2010-2013 bình quân đạt được 379 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trước thuế 20,8 tỷ đồng/năm, nhưng sau khi Nhà nước tiến hành CPH, thoái vốn toàn bộ (2014-2017), con số này tăng lên tương ứng 519 tỷ đồng/năm và 81 tỷ đồng/năm (gần gấp 4 lần).

Bật mạnh sau CPH
CQN là một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực của nhóm cảng biển Nam Trung bộ. Đây là đầu mối giao thông chính của hàng hóa xuất nhập từ các khu vực như: Nam Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Gia Lai, Kom Tum, các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. 
Khi chưa thực hiện tái cơ cấu, CQN chỉ có 3 cầu cảng với tổng chiều dài 824m, trong đó có 350m cầu được xây dựng từ những năm 1967; 300m cầu được xây dựng từ những năm 1995 và 174m cầu được xây dựng năm 2005. Có tới 70% trang thiết bị của cảng được sản xuất từ những năm 1990 và đã có thời gian sử dụng trên 20 năm. Bộ máy tổ chức cồng kềnh, lực lượng lao động đông và trình độ chuyên môn thấp…
Tổng số lao động 937 người (lao động trực tiếp là 529 người nhưng gián tiếp đến 408 người) đã khiến doanh nghiệp phải chi gần 150 tỷ đồng/năm để trả lương, dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt cao. Sau khi CPH và thoái toàn bộ vốn nhà nước, phương tiện thiết bị, hạ tầng cơ sở lẫn năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực có sự “bật dậy” mạnh mẽ: doanh thu bình quân từ 379 tỷ đồng/năm lên 519 tỷ đồng/năm và lợi nhuận từ 20,8 tỷ đồng/năm lên 81 tỷ đồng/năm. Nhờ lợi nhuận tăng vọt, nộp ngân sách cũng tăng theo: bình quân 22,8 tỷ đồng/năm trước khi CPH đã lên 38,93 tỷ đồng/năm sau CPH – tăng gần 71%.
Cảng Quy Nhơn chuyển mình sau CPH ảnh 1 Cảng Quy Nhơn.

Để có kết quả bật mạnh sau CPH, cùng với đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, hàng loạt chính sách nhằm thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ khách hàng đã được CQN đặc biệt chú trọng. Vì vậy, không chỉ thêm nhiều khách hàng mới, một số khách hàng cũ từng rời bỏ đã quay về. Tổng số khách hàng giai đoạn trước CPH là 395 khách hàng/năm, thì sau CPH là 511 khách hàng/năm (tăng 29%). Hàng hóa thông qua cảng hàng năm đều tăng trưởng nhanh.

Cụ thể, giai đoạn 2010-2016 là 4,5-6,3 triệu tấn, khi CPH và tiếp đó thoái toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, giai đoạn 2014-2016 là 7 triệu tấn và gần chạm mốc 7,2 triệu tấn trong năm 2017. 

Chiến lược đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

CQN hiện đã vận hành thử nghiệm để tiến tới vận hành chính thức hệ thống thiết bị xếp dỡ gồm 2 cẩu trục STS, 5 cẩu RTG được nhập khẩu từ Nhật Bản trị giá đầu tư hơn 200 tỷ đồng, tạo điểm nhấn trong hệ thống thiết bị khai thác của cảng ngay trong đầu năm 2018.
Với xu hướng đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại theo hướng chuyên dùng, mục tiêu được ban lãnh đạo CTCP Cảng Quy Nhơn đặt ra là giảm thời gian giải phóng tàu 30-50%; giảm giá thành khai thác tối thiểu 15% trên mỗi đơn vị hàng hóa thông qua; trở thành cảng tổng hợp hàng đầu của khu vực Nam Trung bộ với sản lượng container thông qua đạt mức 200.000 Tues/năm vào năm 2020. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ cũng được đặt ra không thấp hơn 15%/năm, đồng thời ổn định việc làm và thu nhập cho 900 – 950 lao động. 
Cảng Quy Nhơn chuyển mình sau CPH ảnh 2

Để hiện thực hóa mục tiêu này, năm 2018, công ty thực hiện nâng cấp cầu tàu số 4 tiếp nhận tàu 70.000 DWT giảm tải; kết nối cầu tàu 4 của CQN với cầu tàu số 5 của CTCP Tân Cảng Quy Nhơn; cùng hợp tác đầu tư mở rộng 7,4ha diện tích bãi sau cầu tàu số 5; ứng trước kinh phí giải phóng mặt bằng 3,4ha phần diện tích mặt bằng Công ty Dịch vụ Công nghiệp Hàng Hải đang quản lý để đầu tư xây dựng kho bãi container chuyên dụng; đầu tư các thiết bị xếp dỡ và kho chứa chuyên dùng cho mặt hàng thức ăn gia súc… Tổng mức đầu tư dự kiến năm 2018 là 465 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2019-2020, CQN sẽ tập trung xây dựng thêm 2 cầu cảng cho tàu 10.000 DWT, đầu tư nâng cấp thêm 1 cầu cảng để tiếp nhận tàu 70.000 DWT,  sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại các cầu cảng cũ; đầu tư cảng cạn (ICD) tại 2 xã Phước Lộc và Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tổng diện tích quy hoạch là 30ha, với khả năng thông qua tối đa 380.000 Tues/năm, cùng hệ thống kho, bãi dịch vụ logistics.
“Chúng tôi đang cân đối nguồn vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng đến năm 2020 để hiện thực hóa sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 10-12,5 triệu tấn/năm, và đạt 20-25 triệu tấn/năm từ 2030 theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung bộ được Bộ GTVT phê duyệt”- lãnh đạo CQN nhấn mạnh.
02/04/2018
cuc hang hai_02

Cảng Quy Nhơn chuyển mình sau CPH

 Theo báo cáo của CTCP Cảng Quy Nhơn (CQN), tổng doanh thu giai đoạn trước cổ phần hóa (CPH) 2010-2013 bình quân đạt được 379 tỷ […]
02/04/2018

Cảng nước sâu Liên Chiểu hút nhà đầu tư ngoại

Dù đề xuất đầu tư Dự án Xây dựng cảng Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng đang trong giai đoạn thẩm định, nhưng công trình cảng […]
28/03/2018
index

Mở tuyến hàng hải sang Nhật Bản, cảng Chu Lai nối dài chuỗi logistics

Thaco và APL – một trong những hãng tàu container lớn nhất thế giới, đã khai trương tuyến hàng hải quốc tế Nhật Bản – Chu […]
28/03/2018
logo

Video: Hai tàu hàng “khủng” đâm nhau, hàng chục container “tắm” biển

Hai con tàu dạng "khủng" đâm nhau trên biển khiến hàng chục container rơi lả tả. Hai con tàu dạng "khủng" đâm nhau trên biển khiến […]