Quy định lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc trên tàu biển

vov
Đại học Hàng hải Việt Nam có 2 lãnh đạo mới
08/11/2018
Cơ chế một cửa giúp doanh nghiệp tiện lợi đủ đường
22/11/2018

Quy định lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc trên tàu biển

logo_giaothong

Để thực hiện được các chức năng của hệ thống, các tàu phải được trang bị các thiết bị thông tin theo quy định của GMDSS.

6

Khi gặp nguy hiểm, phát thông tin cấp cứu từ các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu là những việc làm ưu tiên hàng đầu

Hệ thống Thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) được áp dụng cho các tàu hàng có trọng tải từ 300 tấn trở lên và tất cả các tàu khách không kể kích cỡ chạy trên tuyến hàng hải quốc tế.

Các thiết bị thông tin theo quy định của GMDSS

Năm 1988, một hệ thống thông tin được các nước thành viên IMO thông qua với tên gọi Hệ thống Thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) có khả năng gửi báo động cấp cứu tới cơ quan tìm kiếm cứu nạn trên bờ cũng như tới các tàu vùng lân cận.

Để thực hiện được các chức năng của hệ thống, các tàu phải được trang bị các thiết bị thông tin theo quy định của GMDSS gồm: Thiết bị vô tuyến điện thoại VHF, hoạt động trên dải tần 156 -174 MHz, các kênh song công cho việc liên lạc tàu – bờ và các kênh đơn công cho tàu – tàu và gọi thường giữa tàu – bờ.

Cự ly liên lạc xa nhất khoảng 30 – 40 hải lý phụ thuộc độ cao của ăng-ten; Thiết bị VHF DSC, hoạt động trên kênh 70 VHF và được dùng cho cả báo động cấp cứu và cho gọi thường; Vô tuyến thoại cầm tay – VHF, được yêu cầu cho các thiết bị cứu hộ vô tuyến và từ xuồng cứu sinh cũng như hoạt động tìm kiếm cứu nạn; SART, phát đáp radar tìm kiếm và cứu nạn hoạt động trên dải tần X (9.3-9.5 GHz) dài 3cm được dùng trợ giúp các tàu tìm kiếm và cứu nạn xác định vị trí người sống sót; Máy thu NAVTEX, được dùng để thu tự động thông tin an toàn hàng hải (MSI) bằng thiết bị in chữ trực tiếp dải hẹp qua các đài được lựa chọn sử dụng tần số 518 kHz, 490 kHz và 4209,5 kHz; Phao EPIRB, là thiết bị chỉ báo vị trí khẩn cấp hoạt động trên tần số 406 MHz. EPIRB DSC hoạt động trên kênh 70 VHF có thể dùng ở vùng biển A1; Thiết bị MF/ HF DSC, dùng để thu trên các tần số cấp cứu DSC ở các dải tần 2, 4, 6, 8, 12 và 16 MHz.

Nó cũng được dùng để gọi và trả lời thông tin thông thường ở các dải tần 2, 4, 6, 8, 12, 16, 18, 22 và 25 MHz; Máy thu phát MF/ HF với đầy đủ tính năng thoại và Telex, máy thu phát MF/ HF khai thác tốt trên tất cả các dải tần hàng hải.

Thiết bị DSC sử dụng các thiết bị này để phát và thu trong các cuộc gọi thường; Inmarsat B, dùng để thông tin các dịch vụ thoại, telex, data, video và fax; Inmarsat-C/mini-C, cung cấp các dịch vụ telex, data, email và hỏi đáp dữ liệu tàu trên cơ sở lưu giữ và chuyển tiếp.

Thông thường thiết bị này được tích hợp với một máy thu EGC để thu tự động thông tin an toàn hàng hải qua dịch vụ mạng an toàn quốc tế (SafetyNet); Inmarsat-Fleet F77, cung cấp dịch vụ thông tin hàng hải chất lượng cao bao gồm thoại, fax và truyền dữ liệu với tốc độ cao.

 Phát báo động cấp cứu nhanh chóng, chính xác

Trong các thiết bị nêu trên, Inmarsat-C và EPIRB là 2 thiết bị bắt buộc và tối thiểu được trang bị trên tàu. Do vậy, khi tàu gặp nguy hiểm, phát thông tin cấp cứu từ các thiết bị thông tin liên lạc là những việc làm ưu tiên hàng đầu trong quá trình xử lý tình huống nguy cấp trên tàu. Và bất cứ thành viên nào trên tàu cũng có thể dễ dàng kích hoạt chế độ báo động cấp cứu Inmarsat-C và Inmarsat mini-C thường được lắp đặt ngay trên buồng điều khiển.

Trên mặt các thiết bị đều có hướng dẫn cách gửi thông tin cứu nạn về bờ trong trường hợp khẩn cấp, chỉ cần nhấn và giữ các phím được chỉ dẫn trong 5 giây, thông tin cấp cứu sẽ được chuyển ngay về bờ. Thông tin cấp cứu có thể soạn trước khi gửi hoặc trong trường hợp khẩn cấp chỉ cần nhấn phím. Ngoài ra, thiết bị này còn thu các bức điện cảnh báo được phát trực tiếp từ các đài bờ.

Thiết bị Inmarsat-B thông tin cứu nạn hiện sử dụng dịch vụ thoại. Inmarsat F77 cũng sử dụng thông tin cấp cứu bằng thoại. Khi tàu gặp nguy hiểm, người sử dụng chỉ cần nhấn nút báo động cấp cứu trên thiết bị Inmarsat-B và F77 trong 5 giây. Ngay lập tức, một kênh thông tin thoại cấp cứu được thiết lập nối giữa tàu và bờ. Do phương thức thoại nên việc thông tin sẽ được nhanh chóng, chính xác phục vụ công tác cứu nạn tiếp theo.

Với thiết bị định vị vị trí bằng vô tuyến, phao EPIRB thường được lắp đặt trên 2 mạn tàu. Thiết bị có 2 cơ chế hoạt động tự động và thủ công. Thông tin gửi về từ thiết bị này là mã nhận dạng tàu, vị trí, thời gian phát, người sử dụng có thể mang theo nó trên người sẽ giúp công tác tìm kiếm cứu nạn được chính xác.