Hải Phòng: Khai trương Cảng quốc tế Lạch Huyện gần 31 nghìn tỷ đồng

index
Cảng Quy Nhơn đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các cổ đông
05/05/2018
logo
Kẹt hàng nhập khẩu tại cảng Cái Mép
14/05/2018

Hải Phòng: Khai trương Cảng quốc tế Lạch Huyện gần 31 nghìn tỷ đồng

hp_logo
Khai trương Cảng quốc tế Lạch Huyện, ngày 13/5. (Ảnh:Jica)


Dự án Cảng quốc tế Lạch Huyện đã chính thức được khai trương ngày 13/5, có tổng giá trị đầu tư 30.719 tỷ đồng, trong đó phần vốn vay ODA Nhật Bản (thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA) là 114 tỷ yên, tương đương với 23.747 tỷ đồng. Đây là Dự án ODA đầu tiên được thực hiện theo hình thức Hợp tác công tư giữa hai Chính phủ Việt Nam–Nhật Bản.

Cảng Quốc tế Lạch Huyện được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu xếp dỡ hàng hóa ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Đây là cảng nước sâu đáp ứng như cầu neo đậu của các tàu biển có trọng tải lớn, vị trí thuộc khu vực Lạch Huyện, huyện đảo Cát Hải, phía Đông thành phố Hải Phòng.

Cụ thể, Dự án có quy mô bao gồm hai bến container có chiều dài 750m, tổng diện tích 750.000m2, đê chắn sóng, đê chắn cát có tổng chiều dài 10,8km và luồng tàu có độ sâu -14m trên chiều dài 17,4km, để có thể tiếp nhận các tàu container có tải trọng 100.000 DWT.

Trước đó vào năm 2011, JICA đã ký Hiệp định cho Việt Nam vay vốn ODA với giá trị 114,12 tỷ yên (trong đó, hợp phần cảng: 13.578 tỷ đồng, hợp phần cầu và đường: 10.167 tỷ đồng) để xây dựng cảng và cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Ngày 2/9/2017, cầu Đình Vũ vượt biển lớn nhất Việt Nam, có chiều dài 5,44km đã được thông xe.

Bên cạnh các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (như đường dẫn, đê chắn sóng, đê chắn cát được xây dựng từ nguồn vốn vay ODA), phần xây dựng cầu tàu, trang bị và vận hành thiết bị bốc dỡ hàng hóa, vận hành bến… do doanh nghiệp liên doanh Việt Nam – Nhật Bản thực hiện.

Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, ổn định lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Tại lễ khai trương, đại diện phía JICA cam kết sẽ tiếp tục tài trợ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam để Việt Nam tiếp tục là “Đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng cao” của Chính phủ Nhật Bản ./.